Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO (5 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ giáo viên.
  • Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tích cực chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bài thực hành.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp các thành viên trong nhóm theo đúng yêu cầu của GV về thực hiện các thí nghiệm ảo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách thực hiện các thí nghiệm ảo hợp lí và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ GV.
  • Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo
  1. Phẩm chất
  • Biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập thí nghiệm từ việc chọn hoá chất, dụng cụ đến thiết kế thực hiện thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, máy tính.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Gợi tâm thế vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh một số thí nghiệm:

Thí nghiệm hoá học có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức và phát triển năng lực trong dạy và học môn Hoá học. Khi thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm không đảm bảo hay thí nghiệm quá độc hại, tốn kém hoặc mất nhiều thời gian, chúng ta có thể thực hiện thí nghiệm hoá học ảo trên máy tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO
  3. a) Mục tiêu:

Nhận biết một số phần mềm được sử dụng để mô phỏng thí nghiệm hoá học

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, HS nhận biết tính năng và diện sử dụng của một số phần mềm như Yenka, PhET.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu một số phần mềm như ChemLab (Portable Virtual Chemistry Lab), PhET Yenka (phiên bản cũ là Crocodile Chemistry),... được sử dụng để mô phỏng thí nghiệm hoá học; Tính năng và diện sử dụng một số phần mềm: Yenka, PhET.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Yenka là tập hợp các phòng thí nghiệm ảo, trong đó có phòng thí nghiệm hoá học với các hoá chất, dụng cụ phổ biến để thực hiện các thí nghiệm hoá học vô cơ và điện hoá. Yenka mô phỏng các thí nghiệm ảo dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Có thể sử dụng Yenka để tiến hành một số thí nghiệm với những chất độc hại hay những thí nghiệm không an toàn

- PhET gồm các mô phỏng tương tác miễn phí thuộc lĩnh vực Toán và khoa học. PhET minh hoạ bài học một cách trực quan, có thể tương tác trực tuyến.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO BẰNG PHẦN MỀM YENKA

Hoạt động 1: Cài đặt và sử dụng phần mềm Yenka

  1. a) Mục tiêu:

- HS cài đặt và sử dụng phần mềm Yenka

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi thảo luận 1, 2.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, HS thực hiện được các thao tác cơ bản để làm quen với giao diện, các thanh công cụ và cách sử dụng chúng.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS mở phần mềm và thực hiện các thao tác cơ bản để là quen với giao diện, các thanh công cụ và cách sử dụng các thanh công cụ của phần mềm Yenka.

- HS thực hiện thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu nội dung SGK, trả lời câu hỏi Thảo luận 1, 2.

1. Từ giao diện của phần mềm (Hình 9.1), nêu những thành phần chính của các vùng trên giao diện phần mềm. Kho các bài thí nghiệm (open – online hay open – local) có vai trò gì cho người sử dụng?

2. Tìm hiểu cách sử dụng các thanh công cụ trong phần mềm Yenka.

- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận:

1. Tìm hiểu theo ba phần:

- Phần 1: New

- Phần 2: Open – online

- Phần 3: Open – local

2. Tìm hiểu các thanh công cụ:

+ Công nghệ truyền thông và máy tính (Computing)

+ Toán học (Mathematics)

+ Khoa học (Sciene)

+ Công nghệ (Technology)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Thực hành thí nghiệm hoá học ảo bằng phần mềm Yenka

Cài đặt và sử dụng phần mềm

Cài đặt: Truy cập trang chỉ của nhà cung cấp theo đường dẫn: https://www.yenka.com, chọn thẻ Use Yenka à Use Yenka free at home à ...for students, chọn phiên bản, sau đó tải phần mềm. Sau khi tải phần mềm, tiếp tục cài đặt theo hướng dẫn.

Khởi động: Mở Yenka hoặc nhấp đúp chuột trái vào biểu tượng  trên Desktop. Màn hình làm việc của Yenka như Hình 9.1. Tại hộp thoại Product Chooser, chọn thẻ Science, tiếp tục chọn mục Inorganic chemistry (hoá vô cơ) hoặc Electrochemistry (điện hoá) à OK

Thảo luận 1:

Những thành phần chính của các vùng trên giao diện phần mềm và vai trò:

- Phần 1: New: Sử dụng hoá chất, thiết bị và dụng cụ để tự thiết kế thí nghiệm

- Phần 2: Open – online: Kho các bài thí nghiệm mở trực tuyến

- Phần 3: Open – local: Kho các bài thí nghiệm đã được chuẩn bị sẵn có hướng dẫn

Thảo luận 2:

Tìm hiểu cách sử dụng các thanh công cụ trong phần mềm Yenka.

- Tính năng chính của phòng thí nghiệm ảo Yenka:

+ Công nghệ truyền thông và máy tính (Computing): Giới thiệu lập trình theo cách thức mới, hấp dẫn hơn, cho phép người dùng điều khiển nhân vật hoạt hình 3D bằng cách sử dụng lệnh sơ đồ đơn giản.

+ Toán học (Mathematics): Cho phép tạo mô hình toán học 3D một cách dễ dàng để chứng minh các số liệu thống kê, xác suất, hình học và toạ độ.

+ Khoa học (Sciene): Phòng thí nghiệm ảo của Yenka vô cùng lí tưởng cho các bài giảng khoa học, chứng minh các khái niệm đầy an toàn, mô phỏng chính xác.

+ Công nghệ (Technology): Cho phép kiểm tra các dự án điện tử, các chương trình PIC, PICAE và tạo giao diện PCB 3D.

- Sau khi chọn tính năng, chọn môn học (Chemistry). Chọn: New; Open – online hay Open – local. Tìm thí nghiệm đã được chuẩn bị sẵn có hướng dẫn hay tự thiết kế thí nghiệm.

Hoạt động 2: Sử dụng kho các bài thí nghiệm thiết kế sẵn có hướng dẫn

  1. a) Mục tiêu:

 HS sử dụng kho các bài thí nghiệm hướng dẫn, mô phỏng minh hoạ.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS nghiên cứu mô phỏng minh hoạ theo yêu cầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẦM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS các bước sử dụng thẻ Open – local của phần mềm Yenka thông qua các Ví dụ 1 và 2 SGK trang 57.

- GV lưu ý HS một số thanh menu của đồ thị:

+ Điều chỉnh trục x

+ Điều chỉnh trục y

+ Phóng to

+ Thu nhỏ

+ Làm lại

 

- GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi thảo luận 3: 

3. Từ các bước sử dụng thẻ Open – local, hãy thực hiện mô phỏng thí nghiệm “Định nghĩa tốc độ phản ứng” (Definition of reaction rate) trong mục “Tốc độ phản ứng” (Reaction Rates).

- GV đặt câu hỏi:

+ Viết phương trình mô phỏng tốc độ phản ứng của calcium carbonate và hydrochloric acid. (CaCO3 + 2HCl à CaCl2 + CO2 + H2O)

+ Quan sát đồ thị, trục tung biểu diễn gì? (thể tích CO2 thoát ra)

+ Dựa vào đồ thị, nhận xét sự thay đổi thể tích khí CO2 (thể tích khí CO2 thoát ra tăng dần theo thời gian).

+ Đến thời điểm nào phản ứng đã dừng? (Đến thời điểm đồ thị trở nên thẳng)

+ Viết công thức tính tốc độ phản ứng? (Tốc độ phản ứng = (lượng sản phẩm tạo thành)/(thời gian)

- HS áp dụng làm luyện tập:

Sử dụng thẻ Open – local để mô phỏng thí nghiệm “Acids and bases”. Phân tích và lí giải kết quả của thí nghiệm.

- GV đặt câu hỏi:

+ Dung dịch Sodium hydroxide là dung dịch axit hay bazơ? (dung dịch bazo)

+ Dung dịch Hydrochloric acid là dung dịch axit hay bazơ? (dung dịch axit)

+ Xác định các dung dịch 1 (solution 1); dung dịch 2 (solution 2); dung dịch 3 (solution 3).

+ Trong thí nghiệm này, axit là chất cho hay nhận proton? (chất cho) Tại sao? (quan sát thấy các ion H+ xuất hiện khi axit ở trong dung dịch)

Bazơ là chất cho hay nhận proton? (chất nhận) Tại sao? (quan sát thấy các ion OH- xuất hiện khi base ở trong dung dịch).

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi thảo luận 4:

4. Từ kết quả thí nghiệm “Surface area and rate” (Hình 9.5), hãy cho biết:

a. Mục đích sử dụng các quả bóng có màu khác nhau trong thí nghiệm

b. Tốc độ thoát khí ở ống nghiệm nào nhanh nhất, ở ống nghiệm nào chậm nhất?

c. Diện tích bề mặt ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Sử dụng kho các bài thí nghiệm thiết kế sẵn có hướng dẫn

Kho các bài thí nghiệm có hướng dẫn Open – local chứa các thí nghiệm được sắp xếp theo các chủ đề theo thứ tự như sau:

Ví dụ 1, 2 (SGK – tr57)

Chú ý:

Thảo luận 3:

Bước 1: Nhấp chuột vào thẻ Open – local, chọn Reaction Rates à Definition of reaction rate, mô phỏng đã được thiết kế sản xuất ở màn hình

Bước 2: Nhấp chuột vào biểu tượng Next page  để thực hiện theo hướng dẫn. Nhấp vào biểu tượng , giữ và kéo cho vào ống nghiệm, tương tự thêm tiếp  vào ống nghiệm.

Bước 3: Nhấp chuột vào nút Play/Pause  để thực hiện thí nghiệm. Trên bảng giấy kẻ (đồ thị) xuất hiện đường màu đỏ biểu diễn thể tích khí thoát ra theo thời gian. Sau khoảng 2 – 3 phút, sử dụng nút Play/Pause để dừng mô phỏng.

 

Bước 4: Ghi lại thể tích và tốc độ phản ứng. Giải thích.

Luyện tập:

Bước 1: Nhấp chuột vào thể Open – local, chọn Acids, Bases and Salts à Acids and bases, mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình.

Bước 2: Nhấp chuột vào Next page  để thực hiện theo hướng dẫn.

Bước 3: Ghi lại kết quả thí nghiệm và nhận xét

Nhấp vào biểu tượng , giữ và kéo cho vào cốc, quan sát các ion trong dung dịch. Ta quan sát được các ion OH- màu xanh. Chứng tỏ dung dịch sodium hydroxide là dung dịch base.

Tương tự, nhấp vào biểu tượng  để quan sát các ion trong dung dịch hydrochloric acid.

Ta quan sát thấy các ion H+ màu đỏ chứng tỏ hydrochloric acid là dung dịch acid.

- Kéo thả solution 1 (dung dịch 1) vào cốc ta quan sát thấy có ion H+. Chứng tỏ dung dịch 1 là acid.

- Kéo thả solution 2 (dung dịch 2) vào cốc quan sát thấy có ion OH-. Chứng tỏ dung dịch 2 là base.

- Kéo thả solution 3 (dung dịch 3) vào cốc quan sát thấy có ion H+. Chứng tỏ dung dịch 3 là acid.

 

Thảo luận 4:

a. Sử dụng các quả bóng có màu khác nhau trong thí nghiệm ta có thể dễ dàng quan sát và phân biệt được tốc độ tăng dần kích thước của quả bóng và nêu ra kết luận.

b. Tốc độ thoát khí ở thí nghiệm sử dụng calcium carbonate dạng bột mịn (fine) (quả bóng màu xanh lá cây) nhanh nhất, ở ống nghiệm sử dụng calcium carbonate dạng bột (power) (quả bóng màu đỏ) chậm nhất.

c. Diện tích bề mặt các chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh.

Hoạt động 3: Tự thiết kế thí nghiệm bằng phần mềm Yenka

  1. a) Mục tiêu:

 HS thiết kế thí nghiệm hoá học ảo với phần mềm Yenka.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS tiến hành thí nghiệm hoá học ảo với phần mềm Yenka.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay