Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1. SINH HỌC PHÂN TỬ
BÀI 1: KHÁI QUÁT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ CÁC THÀNH TỰU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.
Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể để xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn như: vấn đề phòng và chữa các bệnh di truyền ở người, chọn và tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, xử lí ô nhiễm môi trường,...
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.
Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Hình thành được phương pháp quan sát thế giới sống ở cấp độ phân tử.
Hình thành và củng cố quan điểm khoa học về cơ sở phân tử của các hiện tượng, cơ chế và quá trình sinh học trong tự nhiên.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng được nguyên tắc an toàn sinh học và đạo đức sinh học vào các hoạt động học tập và nghiên cứu.
3. Phẩm chất
Nhân ái: Thông qua việc tìm hiểu về thành tựu của sinh học phân tử, nguyên tắc an toàn sinh học và đạo đức sinh học, HS củng cố tình yêu thương con người, củng cố quan điểm nhân văn trong ứng dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn.
Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học cũng như tham gia các hoạt động học tập, HS học hỏi và tự rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì, tỉ mẩn của một nhà khoa học.
Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về nguyên tắc an toàn sinh học và đạo đức sinh học, HS củng cố trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thế giới sinh vật, bảo vệ loài người trước tác động tiêu cực của những thành tựu sinh học phân tử, ngăn ngừa việc ứng dụng thành tựu sinh học phân tử trái đạo đức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
Video “Khát vọng giải mã hệ gene người Việt - VTV 4: https://youtu.be/mu-9Q_XUdzA.
Video “Chỉnh sửa gene, quyền năng đáng sợ giúp con người thay đổi tự nhiên”: https://youtu.be/lEmeJfb2Mwo.
2. Đối với học sinh
SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: “Khát vọng giải mã hệ gene người Việt”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đoạn video trên nói về vấn đề gì?
2. Theo em, vì sao việc giải mã hệ gene người Việt lại là một vấn đề cấp thiết hiện nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
1. Đoạn video nói về khát vọng ứng dụng công nghệ AI để giải mã hệ gene người Việt Nam.
2. Giải mã hệ gene người có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu chữa bệnh nan y và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, những dữ liệu có sẵn tại Ngân hàng gene thế giới tập trung ở người gốc Bắc Âu, điều này khiến cho việc nghiên cứu, chữa bệnh của người dân các khu vực khác, trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn → việc giải mã hệ gene người Việt là một vấn đề cấp thiết.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Giải mã hệ gene người có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội hiện nay. Giải mã hệ gene chỉ là một trong nhiều thành tựu nghiên cứu của ngành Sinh học phân tử, một ngành khoa học ngày càng trở nên không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học. Vậy sinh học phân tử là gì? Ngành Sinh học phân tử đã đóng góp những thành tựu như thế nào cho hoạt động nghiên cứu của loài người hiện nay? Việc ứng dụng sinh học phân tử vào thực tiễn cần phải tuân theo những nguyên tắc nào? - Bài 1. Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh học phân tử
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 5 và tìm hiểu về Khái niệm sinh học phân tử.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm sinh học phân tử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt vấn đề, giới thiệu về nguồn gốc ra đời của chuyên ngành sinh học phân tử: + Năm 1868: Friedrich Miescher xác định và phân lập được chất chính có trong nhân tế bào là nuclein. Friedrich Miescher (1844 - 1895) + Năm 1938: được coi là thời điểm ra đời của chuyên ngành sinh học phân tử. + Năm 2022: có tới 100 giải thưởng Nobel trao cho các thành tựu của sinh học phân tử trong tổng số 228 giải thưởng về sinh lí, y học hoặc hóa học. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- Dựa trên sản phẩm của HS, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về khái niệm sinh học phân tử. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục I, thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; hướng dẫn HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS trình bày. - Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ - Khái niệm: Sinh học phân tử là chuyên ngành sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng của các đại phân tử trong tế bào và các quá trình sống xảy ra ở cấp độ phân tử, qua đó, phát triển các kĩ thuật áp dụng các thành tựu của sinh học phân tử vào thực tiễn. | |
Thông tin bổ sung 1. Câu chuyện hấp dẫn của Friedrich Miescher và khám phá mang tính đột phá của ông về DNA Việc phát hiện ra DNA của Friedrich Miescher vào năm 1869 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực sinh học phân tử và di truyền học. Là một nhà nghiên cứu nghiên cứu thành phần của các tế bào bạch huyết, Miescher tình cờ phát hiện ra một phân tử mới mà ông gọi là nucleon, mà ngày nay chúng ta gọi là DNA. Khám phá này được thực hiện khi nghiên cứu mẫu nhân tế bào, đã mở ra một thế giới hiểu biết hoàn toàn mới về các khối xây dựng cơ bản của sự sống và cách chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (https://youtu.be/UpT5_l3iq7E). 2. Một số giải thưởng Nobel về sinh học phân tử từ năm 2022 - Năm 2022: Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Pääbo đạt giải Nobel y sinh về thành tựu giải mã bộ gene những giống loài người (homonins) đã tuyệt chủng và góp phần xây dựng giả thiết về sự tiến hóa của loài người (nguồn: https://tuoitre.vn/nobel-y-sinh-2022-giai-ma-gene-de-hieu-tien-hoa-cua-loai-nguoi-20221004073744856.htm). - Năm 2023: Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19 (nguồn: https://nvsk.vnanet.vn/giai-nobel-y-sinh-2023-va-cac-giai-nobel-y-sinh-trong-10-nam-gan-day-1-125756.vna). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thành tựu lí thuyết của sinh học phân tử
a. Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết của sinh học phân tử.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II.1, quan sát Hình 1.1 - 1.2 SGK trang 6 - 8 tìm hiểu một số thành tựu lí thuyết của sinh học phân tử.
c. Sản phẩm học tập: Thành tựu lí thuyết của sinh học phân tử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 - 8 HS. - GV yêu cầu HS đọc nhanh mục II.1 SGK tr.6 trong 3 phút và trả lời câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK tr.8: Nêu một số phát minh quan trọng trong sinh học phân tử. - Dựa trên câu trả lời của HS kết hợp Hình 1.2, GV yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi sau: Trong số các thành tựu sinh học phân tử nổi bật được mô tả Hình 1.2, hãy đề xuất lựa chọn 3 thành tựu mà em cho là có tính cách mạng. Lí giải nguyên nhân lựa chọn. - HS ghi lại ý kiến cá nhân của mình, sau đó cả nhóm thống nhất và trình bày câu trả lời vào bảng nhóm. - Dựa trên sản phẩm của các nhóm, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1. Công nghệ giải trình tự gene và hệ gene đem lại những ứng dụng gì trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn? 2. Bằng cách nào hệ thống CRISPR - Cas9 có thể cho phép các nhà khoa học phá hỏng một gene hoặc thay thế một gene trong tế bào? Việc phá hỏng hoặc thay thế gene được thực hiện nhằm mục đích gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục II.1, kết hợp quan sát Hình 1.1, 1.2 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; định hướng HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV sử dụng https://vongquaymayman.co/ mời đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. MỘT SỐ THÀNH TỰU LÍ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ 1. Thành tựu lí thuyết - Kĩ thuật giải trình tự DNA: giúp giải trình tự gene và hệ gene. - Kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp: giúp sinh vật biến đổi gene, xây dựng ngân hàng gene,... - Kĩ thuật chỉnh sửa gene nhờ hệ thống CRISPR - Cas9: giúp chỉnh sửa gene trong tế bào theo ý muốn của con người.
|
Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: 1. Ứng dụng của công nghệ giải trình tự gene và hệ gene: - Xác định gene đột biến, gene gây bệnh di truyền; chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh di truyền, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh di truyền. Ví dụ: xác định bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gene (HbA → HbS). (Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/Sickle-cell-anemia-is-caused-by-a-single-nucleotide-mutation-in-the-HBB-gene-Normal_fig1_372483644) - Xác định danh tính; quan hệ huyết thống; xác định nguồn gốc của các dịch bệnh (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK114494/). 2. CRISPR - Cas9 gồm một loại enzyme là Cas9 (được tìm thấy ở các tế bào vi khuẩn), có chức năng cắt DNA và một phân tử DNA hướng dẫn (crRNA), giúp Cas9 cắt đúng vị trí cần cắt trên DNA đích dựa trên nguyên tắc bổ sung giữa phân tử RNA hướng dẫn với trình tự nucleotide cần cắt trên DNA đích. Nếu đưa Cas9 cùng với RNA hướng dẫn có trình tự nucleotide bắt đôi bổ sung với một đoạn của gene đích vào trong tế bào thì hệ thống sẽ cắt đôi gene đích. Các đoạn bị cắt sau đó được tế bào nối lại nhưng ở dạng đột biến mất chức năng. Nếu muốn sử dụng hệ thống CRISPR - Cas9 để thay thế gene bệnh trong tế bào bằng gene bình thường, các nhà khoa học cần đưa vào tế bào CRISPR - Cas9 kèm theo allele bình thường. Sau khi hệ thống CRISPR - Cas9 cắt phá hủy gene đích, các enzyme sửa sai của tế bào sẽ lắp allele bình thường vào vị trí của gene bệnh. → Việc phá hỏng hoặc thay thế gene được thực hiện để điều trị các bệnh di truyền ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh teo cơ Duchenne,... https://youtu.be/2pp17E4E-O8?si=4bm_ZS2rFx6BxBxG |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của sinh học phân tử
a. Mục tiêu: Trình bày được một số ứng dụng của sinh học phân tử.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục II.2 SGK tr.8 - 11 và tìm hiểu về một số ứng dụng của sinh học phân tử.
c. Sản phẩm học tập: Ứng dụng của sinh học phân tử.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
- Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn
Thời gian bàn giao giáo án
- Đã có đủ chuyên đề I + II
- Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III
Phí giáo án chuyên đề
- Giáo án word: 300k
- Giáo án Powerpoint: 400k
- Trọn bộ word + PPT: 650k
Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại
=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
- Nhận đủ chuyên đề I + II
- Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
- PPCT, file word đáp án sgk
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức