Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Giáo án Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Giáo dục công dân 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

  • Nếu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.

  • Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm tiêu dùng thông minh.

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về lợi ích của tiêu dùng thông minh, cách tiêu dùng thông minh.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực nhận thức: Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; chỉ ra và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật; tích cực tham gia ngăn ngừa, tố giác, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Năng lực đánh giá: Phân tích, đánh giá được các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của các hành vi ấy trong một số tình huống cụ thể. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác thực hiện theo quy định của pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nêu lên được các bài học có liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.51: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể.

BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Tranh 1: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hoá, hành lí vượt quá bề rộng giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hoá tình từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Như vậy xe gắn máy trong hình đã vi phạm lỗi chở hàng cồng kềnh. 

+ Tranh 2: Theo Điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại theo nguyên tắc như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Hành vi trong tranh 2 đã vi phạm quy định phân loại rác.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều chủ thể có những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí. Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vi phạm pháp luật

a. Mục tiêu: HS xác định được khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK tr.52 – 54.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm vi phạm pháp luật, phân loại được các loại hành vi vi phạm pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại các loại vi phạm pháp luật, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc phần Thông tin trong mục 1, SGK tr.52 và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào thông tin, em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật. Có những loại vi phạm pháp luật nào? Xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng loại vi phạm pháp luật?

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn về bài học. 

Video: Phân biệt Vi phạm hành chính, Vi phạm hình sự và Vi phạm dân sự.

https://www.youtube.com/watch?v=6CQEonKBBxk

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, đọc các thông tin trong SGK tr.52 và thảo luận để trả lời câu hỏi. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 - 4 cặp đôi trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật

a. Khái niệm và phân loại các loại vi phạm pháp luật, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật

- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:

+ Vi phạm hình sự.

+ Vi phạm hành chính.

+ Vi phạm dân sự.

+ Vi phạm kỉ luật. 

- Xác định dấu hiệu của từng loại vi phạm pháp luật. (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

Xác định dấu hiệu của từng loại vi phạm pháp luật

Vi phạm hành chính

Vi phạm hình sự

Vi phạm kỉ luật

Vi phạm dân sự

Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự. 

Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,…do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.

 

Nhiệm vụ 2: Xác định hành vi vi phạm pháp luật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc phần Tình huống trong mục 1 SGK tr.52 - 53 và giao nhiệm vụ cụ thể: Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong từng tình huống.

+ Nhóm 1: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 1.

Tình huống 1: Vì có mâu thuẫn cá nhân, không kiềm chế được cảm xúc, anh K (20 tuổi) đã đánh nhau với anh V cùng cơ quan khiến anh V phải nhập viện và một số người khác bị thương nhẹ. Qua thăm khám và kiểm tra, cơ quan y tế đã kết luận anh V bị thương tích 12%.

+ Nhóm 2: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 2.

Tình huống 2: Sau khi tìm hiểu, anh M quyết định thuê căn nhà của gia đình ông P để làm văn phòng công ty. Nội dung của hợp đồng thuê nhà quy định: Ông P sẽ cho anh M thuê căn nhà trong thời hạn là 2 năm, mỗi tháng anh M phải trả cho gia đình ông P số tiền là 10 triệu đồng. Anh M được sử dụng toàn bộ diện tích của căn nhà, trả tiền thuê nhà vào đúng ngày 15 hằng tháng và không được tự ý thay đổi kết cấu ngôi nhà. Trong trường hợp nếu một trong hai bên vi phạm nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có). Tuy nhiên, sau 6 tháng kí kết hợp đồng, anh M đã tiến hành thuê thợ đến để mở rộng cửa nhà mà không xin phép, không hỏi ý kiến gia đình ông P.

+ Nhóm 3: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 3.

Tình huống 3: Nội quy của công ty A quy định trong thời gian làm việc tại cơ quan nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định; đi làm đúng giờ; không hút thuốc lá; bảo quản tài sản của công ty,... Tuy nhiên, ông S đã phát hiện ra anh T thường xuyên đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động.

+ Nhóm 4: Xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể trong tình huống 4.

Tình huống 4: Trên đường đi học về, H và T (đều đủ 16 tuổi) cùng điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ. Khi thấy H là bạn của mình không cài quai mũ bảo hiểm, T đã nhắc nhở bạn, nhưng H đã không quan tâm bạn nhắc mà còn cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu thêm video cho HS quan sát. 

Video: Hiểu rõ về vi phạm pháp luật trong 5 phút?

https://www.youtube.com/watch?v=opN8PK7LIgc&t=199s

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.52 - 53, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Hành vi vi phạm pháp luật

- Tình huống 1: Hành vi đánh người của anh K dẫn tới thương tích 12% cho anh V là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì đã làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của anh V.

- Tình huống 2: Hành vi tự ý mở rộng cửa ngôi nhà của anh M khi không xin phép và chưa được sự đồng ý của gia đình ông P chủ nhà đã vi phạm pháp luật dân sự vì đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được xác định trong hợp đồng thuê nhà.

- Tình huống 3: Hành vi thường xuyên đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động của anh T là vi phạm kỉ luật vì đã xâm phậm đến các quy định trong nội quy của công ty.

- Tình huống 4: Hành vi không cài mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cố tình vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu để đuổi theo các bạn đi phía trước của H là vi phạm pháp luật hành chính vì xâm phạm ến các quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lí

a. Mục tiêu: HS xác định được khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.54 - 55 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lí. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định dấu hiệu, đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS / nhóm), đọc thông tin trong SGK tr. 54 và trả lời câu hỏi: Từ thông tin 1, em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí và mỗi loại trách nhiệm pháp lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi video, đọc thông tin trong SGK tr.31 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Trách nhiệm pháp lí

a. Xác định dấu hiệu, đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lí

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định.

- Phân loại trách nhiệm pháp lí:

+ Trách nhiệm hình sự.

+ Trách nhiệm hành chính.

+ Trách nhiệm dân sự.

+ Trách nhiệm kỉ luật.

- Bảng xác định dấu hiệu của từng loại trách nhiệm pháp lí. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

 

Xác định dấu hiệu của từng loại trách nhiệm pháp lí

Trách nhiệm 

hình sự

Trách nhiệm 

hành chính

Trách nhiệm 

kỉ luật

Trách nhiệm 

dân sự

Là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với người vi phạm hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của chủ thể phạm tội.

Là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ nhà nước quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lí hành chính nhà nước.

Là loại trách nhiệm pháp lí do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên,... thuộc thẩm quyền quản lí của mình khi họ vi phạm pháp luật.

Là loại trách nhiệm pháp lí do Toà án hoặc các chủ thể khác áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

 

Nhiệm vụ 2: Xác định trách nhiệm pháp lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng chủ thể trong hoạt động 1, em hãy xác định các trách nhiệm pháp lí tương ứng. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định trách nhiệm pháp lí

- Tình huống 1:

+ Hành vi của anh K là hành vi đánh nhau, gây thương tích cho anh V và một số người khác. Anh V bị thương tích 12%.

=> Vi phạm hình sự.

+ Trách nhiệm hình sự.

- Tình huống 2:

+ Hành vi của anh M là vi phạm nội dung hợp đồng thuê nhà với ông P. Anh M đã thay đổi kết cấu ngôi nhà mà không xin phép ông P.

=> Vi phạm dân sự.

+ Trách nhiệm dân sự.

- Tình huống 3:

+ Hành vi của anh T là vi phạm nội quy của công ty A (đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động).

=> Vi phạm kỉ luật.

+ Trách nhiệm kỉ luật.

- Tình huống 4:

+ Hành vi của H là không cài quai mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông.

=> Vi phạm hành chính.

+ Trách nhiệm hành chính. 

Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, đọc thông tin trong SGK tr. 53 - 54 và trả lời câu hỏi: Từ thông tin 2, theo em, việc áp dụng hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b.  Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

- Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

- Giáo dục, răn đe mọi người; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.

- Củng cố niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 KẾT CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay