Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Giáo án Bài 8: Tiêu dùng thông minh sách Giáo dục công dân 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.

  • Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

  • Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).

  • Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.

  • Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm tiêu dùng thông minh.

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về lợi ích của tiêu dùng thông minh, cách tiêu dùng thông minh.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Điều chỉnh hành vi: Đánh giá được hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

  • Phát triển bản thân: Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể. 

  • Tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, học hỏi những hành vi tiêu dùng thông minh trong đời sống xã hội; khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện tiêu dùng thông minh và giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về tiêu dùng thông minh.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về tiêu dùng thông minh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS xử lí tình huống ở phần Mở đầu.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến tiêu dùng thông minh.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.45:

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mẹ nhờ hạnh đi mua một chai dầu gội đầu. Sau khi tìm hiểu một số cửa hàng trên phố, Hạnh thấy có 3 cửa hàng bán cùng một loại dầu gội như thế với các thông tin sau:

Cửa hàng

Giá bán (đồng)

Thông tin về sản phẩm

A

100 000

Chai dầu gội không có tem, không có mã vạch trên bao bì.

B

150 000

Chai dầu gội có dán tem, có mã vạch, hàng bán đúng giá ghi trên bao bì.

C

150 000

Chai dầu gội có dán tem, có mã vạch, sẽ khuyến mại 10 nếu khách hàng đăng kí thẻ thành viên.

Nếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua loại dầu gội đầu ở cửa hàng nào? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Nếu là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ mua hàng ở cửa hàng C vì:

Cửa hàng A: bán giá rẻ nhất tuy nhiên hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cửa hàng B và C: hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên khi mua ở cửa hàng C sẽ được giảm giá 10% nên số tiền thực tế bỏ ra sẽ ít hơn giá niêm yết.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, con người không chỉ mua rất nhiều sản phẩm khác nhau mà còn phải cân nhắc mua sản phẩm như thế nào cho phù hợp, tránh lãng phí. Vậy, làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh. Để tìm hiểu rõ hơn về tiêu dùng thông minh, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8. Tiêu dùng thông minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin  và trả lời câu hỏi trong SGK tr.46 – 47.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm tiêu dùng thông minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.46 - 47 và giao nhiệm vụ cụ thể:

a) Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao?

b) Theo em, trong các trường hợp trên, ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao?

+ Nhóm 1, 2: Phân tích trường hợp 1.

Trường hợp 1: Bạn H rủ T đến một cửa hàng bán dụng cụ thể thao trên phố để mua vợt cầu lông. Sau khi nghe người bán hàng tư vấn, T khuyên H không nên mua vì thấy vợt cầu lông ở đây khá đắt mà không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, T còn biết một số bạn trong lớp cũng mua vợt cầu lông ở đây nhưng đều nhận xét vợt nhanh hỏng. Nghe T nói, H hơi phân vân nhưng vì đang thích có vợt cầu lông để dùng ngay nên H vẫn quyết định mua.

+ Nhóm 3, 4: Phân tích trường hợp 2.

Trường hợp 2: Chị Tâm có thói quen xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, trong đó xác định rõ các mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu. Trước khi mua sắm, chị thường tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm. Nhờ đó, chị luôn chủ động thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

+ Nhóm 5, 6: Phân tích trường hợp 3.

Trường hợp 3: Chủ nhật hằng tuần, Lâm và mẹ thường cùng nhau đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho tuần sắp tới. Siêu thị thường xuyên có các chương trình khuyến mại. Lâm cho rằng, sản phẩm nào khuyến mại thì mua thật nhiều sẽ tiết kiệm hơn. Mẹ khuyên Lâm nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài.

BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong SGK tr.46 - 47, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. 

a.

+ Trường hợp 1: H quyết định mua vợt cầu lông mặc dù T khuyên không nên mua vì giá đắt và chất lượng không đảm bảo

=> Hành vi tiêu dùng không phù hợp. Vì H không cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm từ bạn bè, dẫn đến việc có thể mua phải sản phẩm kém chất lượng với giá cao.

+ Trường hợp 2: Chị Tâm xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, xác định rõ các mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, và tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua.

=> Hành vi phù hợp. Vì chị Tâm có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi mua, giúp chị chủ động trong tài chính cá nhân và tránh mua sắm lãng phí.

+ Trường hợp 3: Mẹ Lâm khuyên nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ mua những thứ cần thiết và còn hạn sử dụng dài.

b. Chị Tâm (trường hợp 2) và mẹ Lâm (trường hợp 3) là những người tiêu dùng thông minh. Vì họ đều có kế hoạch chi tiêu hợp lí, tìm hiểu kĩ trước khi mua và chỉ mua những gì thực sự cần thiết, tránh lãng phí và bảo đảm chất lượng sản phẩm

=> Hành vi phù hợp. Vì mẹ Lâm có tư duy mua sắm hợp lí, tránh mua hàng khuyến mại không cần thiết và không sử dụng hết trước khi hết hạn.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm và lợi ích của tiêu dùng thông minh

a. Khái niệm tiêu dùng thông minh

- Tiêu dùng thông minh là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân.

 

Nhiệm vụ 2: Lợi ích của tiêu dùng thông minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm và trả lời câu hỏi: Theo em, việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đại diện trả lời câu hỏi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Lợi ích của tiêu dùng thông minh

 - Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng.

- Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.

- Đáp ứng được nhu cầu.

- Thực hiện được kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách tiêu dùng thông minh

a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách tiêu dùng thông minh.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.47 - 48 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về  một số cách tiêu dùng thông minh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số cách để tiêu dùng thông minh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Biện pháp để trở thành người tiêu dùng thông minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS / nhóm) và thực hiện nhiệm vụ:  Theo em, để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần phải làm gì? Vì sao?

- GV trình chiếu cho HS xem video về chủ đề tiêu dùng.

Video: Làm người tiêu dùng thông minh rất khó!

https://www.youtube.com/watch?v=0o9yI1dYDns

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. 

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Một số cách tiêu dùng thông minh

a. Biện pháp để trở thành người tiêu dùng thông minh

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình.

- Tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm.

- Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả.

- Xác định phương thức thanh toán phù hợp.

 

Nhiệm vụ 2: Áp dụng cách tiêu dùng thông minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.48 và giao nhiệm vụ cụ thể: Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên và áp dụng cách tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật đó.

+ Nhóm 1, 2: Phân tích tình huống 1.

Tình huống 1: Hằng tháng, bố mẹ của P thường cho bạn một khoản tiền nhỏ để chi tiêu và dự phòng khi đi lại trên đường. Nhưng P thường sử dụng số tiền này để mua sắm những món đồ mình thích nên thường hết tiền ngay trong tuần đầu tiên..

+ Nhóm 3, 4: Phân tích tình huống 2.

Tình huống 2: Khi mua hàng, bạn Mai thường lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lí. Hùng thì hay mua theo các chương trình khuyến mại, quảng cáo.

+ Nhóm 5, 6: Phân tích tình huống 3.

Tình huống 3: Hạnh đang tìm mua xe đạp điện. Vì bận công việc nên bố mẹ của Hạnh để cho bạn tự tìm hiểu về sản phẩm và hình thức thanh toán trước khi mua. Sau khi tìm hiểu, Hạnh thấy có hai cửa hàng có thể mua: cửa hàng thứ nhất bán trực tuyến với giá rẻ, lại có khuyến mại 50% với điều kiện người mua phải truy cập theo đường dẫn sang một trang khác và cung cấp số tài khoản ngân hàng, mật khẩu ngân hàng cùng số căn cước công dân; cửa hàng thứ hai cũng đang có chương trình khuyến mại tặng đồ dùng học tập nhưng giá cao hơn cửa hàng thứ nhất. Hạnh phân vân không biết nên mua ở đâu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. 

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Áp dụng cách tiêu dùng thông minh

(Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 2)

Tình huống

Nhận xét

Lời khuyên

1

P thường hết tiền trong tuần đầu tiên vì tiêu xài không có kế hoạch

 

P cần lập danh sách các món đồ cần thiết trước khi mua sắm và tuân thủ danh sách đó. P cũng nên giữ lại một khoản dự phòng cho những tình huống khẩn cấp và học cách chi tiêu có kế hoạch.

2

Mai lựa chọn nơi bán hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lý, còn Hùng thì mua theo các chương trình khuyến mại, quảng cáo

-  Mai: Tiếp tục duy trì thói quen tốt, tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua.

- Hùng: Nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và không nên mua sắm theo cảm xúc hay quảng cáo.

3

Hạnh phân vân giữa hai cửa hàng, một cửa hàng trực tuyến giá rẻ nhưng yêu cầu thông tin nhạy cảm, và một cửa hàng khác giá cao hơn nhưng có khuyến mãi hợp lý.

Hạnh nên chọn cửa hàng thứ hai để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và tránh rủi ro bị lừa đảo. Đồng thời, nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm và chương trình khuyến mãi để đưa ra quyết định hợp lý.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: 

GV cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép trí tuệ” về Tiêu dùng thông minh.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr. 49 - 50.

c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Chơi trò chơi “Mảnh ghép trí tuệ”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép trí tuệ”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tổng kết bài học Tiêu dùng thông minh.

Mảnh ghép số 1

Mảnh ghép số 3

Mảnh ghép số 5

Mảnh ghép số 7

Mảnh ghép số 2

Mảnh ghép số 4

Mảnh ghép số 6

 

- GV trình chiếu 7 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 4: Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào? 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 KẾT CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay