Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 2: Khoan dung

Giáo án Bài 2: Khoan dung sách Giáo dục công dân 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 2: Khoan dung

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: KHOAN DUNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.

  • Nhận biết được giá trị của khoan dung.

  • Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

  • Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp và lưu giữ thông tin chọn lọc khi nêu được khái niệm, biểu hiện của khoan dung, nhận biết được giá trị của khoan dung.

  • Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn khi thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung và phê phán những biểu hiện thiếu khoan dung.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: 

+ Nhận viết được khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

+ Phê phán những biểu hiện thiếu khoan dung.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm

  • Khoan dung, hòa đồng và yêu thương mọi người xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lòng khoan dung, thiếu khoan dung,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.10: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung:

+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

+ Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

+ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

+ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.

+ ...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Khoan dung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1, 2 và trả lời câu hỏi trong SGK tr.11 – 12

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1, 2 SGK tr.11-12

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin 1, 2 trong SGK tr.11-12 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu việc làm của nhân dân ta trong thông tin 1 và cho biết ý nghĩa của việc làm đó.

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi:  Em hãy nêu việc làm của nhân dân ta trong thông tin 2 và cho biết ý nghĩa của việc làm đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong SGK tr.11-12 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung

a. Khai thác thông tin 1, 2 SGK tr.11-12

* Thông tin 1:

- Việc làm của dân ta:

+ Nguyễn Trãi đã vạch ra nhiều tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta. 

+ Chủ tướng Lê Lợi không ra lệnh giết hại kẻ thù, mà ngược lại, ông còn có những hành động nhân đạo, như: cấp cho thuyền và ngựa, xe cho quân Minh rút về nước.

- Ý nghĩa của những việc làm đó:

+ Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

+ Góp phần giúp “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “mở ra muôn thuở thái bình”, đỡ hao tổn thêm xương máu của nhân dân hai nước.

* Thông tin 2: 

- Việc làm của dân ta:

+ Nhân dân Việt Nam vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo với người Pháp. 

+ Khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), nhân dân Việt Nam đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

- Ý nghĩa của những việc làm đó:  Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp một số hình ảnh/video cho HS tìm hiểu thêm về lòng khoan dung trong cuộc sống. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

Video về hình ảnh Việt Nam bao dung trong bộ phim nước ngoài:

https://www.youtube.com/watch?v=lZb-AW4x0ro (0:00 – 3:15)

Video về câu chuyện “Hãy tha thứ cho nhau”:

https://www.youtube.com/watch?v=ajMdY4AGYLc&t=3s   (0:51 – 3:11)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS chơi nhanh trò chơi “Ai nhanh hơn” (thời gian 5 phút): Tìm câu tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng khoan dung và không thể hiện lòng khoan dung.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật trải khăn bàn để trả lời câu hỏi: Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xem video để tìm hiểu thêm về lòng khoan dung.

- HS tham gia trò chơi  “Ai nhanh hơn”.

- HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và giá trị của lòng khoan dung theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp kết quả trò chơi “Ai nhanh hơn” (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ).

- GV mời HS nêu khái niệm, biểu hiện và giá trị của lòng khoan dung.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung

- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Biểu hiện: 

+ Tha thứ cho người khác khi họ đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; 

+ Tha thứ cho chính mình;

+ Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến,...

- Ý nghĩa: 

+ Người mắc lỗi: có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để sống tích cực hơn.

+ Người có lòng khoan dung: luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

→ Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

HÌNH ẢNH VỀ LÒNG KHOAN DUNG 

Công bằng cho những nỗ lực hoàn lương - Tạp chí Xây dựng Đảng

Chính sách ân xá của Nhà nước Việt Nam 

cho những người phạm nhân cải tạo tốt

Phong cách lãnh đạo khoan dung, độ lượng Hồ Chí Minh

Lòng khoan dung của Bác Hồ 

với người dân Việt Nam

Dàn ý Nghị luận xã hội về Lòng bao dung chi tiết, hay nhất

Tha thứ cho nhau trong các mối quan hệ

KẾT QUẢ TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN”

- Câu tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng khoan dung:

+ “Chín bỏ làm mười”: chấp nhận bỏ qua, châm chước cho những lỗi lầm của người khác, không cần tính toán chi li, rõ ràng.

+ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”: ý muốn khuyên dạy chúng ta nên tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của những người biết hối lỗi, nhận ra lỗi lầm của mình.

- Câu tục ngữ, thành ngữ không thể hiện lòng khoan dung:

+ “Ân đền oán trả”: tinh thần còn mong muốn sự trả thù, so đo, tính toán và hẹp hòi.

+ “Ăn miếng trả miếng”: là biểu hiện của sự hung hăng, tính toán và hẹp hòi.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung 

a. Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SGK tr.13-14 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp 1, 2 SGK tr.13

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK tr.13-14 và thực hiện nhiệm vụ:  

Trường hợp 1. Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của K không tốt và bị phê bình. K cảm thấy có lỗi với nhóm và tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao.

Trường hợp 2. T và H từng là bạn thân của nhau. Một lần, T đã vô tình gây ra lỗi với H. Hối hận vì lỗi lầm của mình. T đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi H nhưng H vẫn không chấp nhận.

+ Nhóm 1, 2: Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong Trường hợp 1. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

+ Nhóm 3, 4: Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong Trường hợp 2. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: 

Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện sự khoan dung, việc làm chưa khoan dung của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong SGK tr.13-14 và trả lời câu hỏi.

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân để nêu những việc làm thể hiện lòng khoan dung và chưa khoan dung của bản thân.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời trường hợp.

- GV mời một số HS nêu những việc làm thể hiện lòng khoan dung và chưa khoan dung của bản thân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

a. Khai thác trường hợp 1, 2 SGK tr.13-14

*Nhận xét trường hợp 1, 2:

- Trường hợp 1.

+ Bạn K đã nhận thức được sai lầm của mình và bạn ấy luôn dằn vặt, tự trách bản thân vì lỗi sai ấy. Các bạn trong nhóm đã luôn động viên, an ủi bạn K.

+ Trong trường hợp này, các bạn trong nhóm của K đã có thái độ và hành vi thể hiện lòng khoan dung.

- Trường hợp 2.

+ Dù mắc sai lầm, nhưng bạn T đã có ý thức và hành động sửa chữa. Tuy vậy, bạn H vẫn luôn chấp niệm về lỗi sai của T và không tha thứ cho T.

 

+ Trong trường hợp này, bạn H đã có thái độ và hành động thiếu khoan dung.

* Những việc làm thể hiện sự khoan dung, thiếu khoan dung của HS:

- Những việc làm thể hiện sự khoan dung:

+ Bỏ qua lỗi lầm của bạn khi bạn xin lỗi và sửa sai;

+ Không chấp vặt, nhỏ nhen, ích kỉ;

+ Sống chan hoà với tất cả mọi người,...

- Những việc làm chưa khoan dung:

+ Hay nhắc lại lỗi lầm của bạn;

+ Chỉ nghĩ đến cảm xúc cá nhân, không cần quan tâm người khác nghĩ gì,…

+ Tỏ thái độ kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo,…

=> Bài học rút ra cho bản thân: Cần rèn luyện lối sống gần gũi, chan hoà, chân thành với mọi người; chấp nhận sự khác biệt của mỗi người, không kì thị hay nói xấu người khác,...

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem clip về tấm lòng người phụ nữ gốc Việt với trẻ em nghèo ở Hà Giang:

https://www.youtube.com/watch?v=ApDcfcf0a-Q 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về việc làm của những tấm lòng nhân ái trong video clip?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video để hiểu thêm về lòng khoan dung.

- HS rút ra kết luận về cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày cảm nhận về video:

+ Video kể về câu chuyện của một người phụ nữ gốc Việt đã dành thời gian, công sức và tình cảm để giúp đỡ những trẻ em nghèo ở Hà Giang, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện này thực sự chạm đến trái tim của em và chắc hẳn của nhiều người khác. 

+ Đây không chỉ là một câu chuyện cảm động về lòng nhân ái mà còn là một bài học quý giá về tinh thần hy sinh và sự bao dung. 

=> Từ câu chuyện này, em nhận thấy rằng mỗi chúng ta, dù ở bất kỳ đâu, đều có thể làm những điều tốt đẹp để giúp đỡ người khác và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

- GV mời HS nêu cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu cách thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

Để trở thành người có lòng khoan dung, mỗi người cần phải:

- Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ.

- Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

- Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: 

GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Khoan dung.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.14-15.

c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay