Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Giáo án Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới sách Địa lí 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

BÀI 9: EU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
  • Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực,
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xétphân tích được số liệu, tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  • Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoà và trình bày theo chủ đề
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học:

+ Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích được vị thế của EU, một số biểu hiện về hợp tác và liên kết của EU.

+ Đọc được bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... để xác định quy mô, tổ chức, vị thế của EU.

  • Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin để cập nhật về địa lí của EU, về mục tiêu và hoạt động nổi bật của EU
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  • - Ủng hộ các hoạt động hợp tác của Việt Nam và EU.
  • - Tôn trọng văn hoá và các thành tựu đạt được của EU.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về các hoạt động nổi bật của EU hiện nay.
  • Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
  • Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu: https://europeanunion.europa.eu/ index_en, https://data.worldbank.org...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về liên minh châu Âu EU, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:

K (Em đã biết gì về liên minh châu Âu EU)

W (Em muốn biết gì về liên minh châu Âu EU)

L (Em đã học được gì về liên minh châu Âu EU)

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Liên minh châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động

  1. Mục tiêu:

- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.

- Đọc được bản đồ, bảng số liệu... để xác định quy mô của EU.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
  2. Sản phẩm học tập: Quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp SGK, hãy nêu khái quát quy mô của EU.

- GV đọc thông tin, yêu cầu HS nêu mục tiêu nào của EU.

- GV đưa ra tình huống: Có một doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với EU và gặp em để nhờ tư vấn về các cơ quan thể chế của EU. Em sẽ trình bày gì về các cơ quan thể chế của EU đề doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của từng cơ quan.

-  GV chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4 – 5 HS. HS đọc SGK, lựa chọn thêm thông tin và viết ra giấy vai trò, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan thể chế nhóm mình tìm hiểu. Các nhóm cùng nhiệm vụ trao đổi với nhau và thống nhất nội dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tự viết ra 1 câu khái quát về quy mô của EU.

- GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong lớp xác định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào.

- HS lắng nghe các thông tin và xác định mục tiêu

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV có thể giảng giải các khái niệm, thuật ngữ trong bài học. GV yêu cầu HS trình bày lại theo cách hiểu của mình, triển khai thành các ý cụ thể hơn hoặc lấy thêm các ví dụ.... Khi đó mới chứng tỏ HS đã xác định được mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.

- Về mục tiêu của EU, GV cần nhắc cho HS xác định mục tiêu theo Hiệp ước Li-xbon, là mục tiêu hiện nay của EU. Mục tiêu theo Hiệp ước Ma-xtrích là mục tiêu từ khi thành lập.

- GV mở rộng kiến thức:

https://www.youtube.com/watch?v=ZzTE-ZrOz9o

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- Một vài HS trình bày câu trả lời của mình. Các HS khác nhận xét.

- GV mở rộng:

+ Tính đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Ngày 23-6-2016, nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU. Sau nhiều thoả thuận, nước Anh đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31-12-2020. Vì vậy, đến năm 2021. EU có 27 quốc gia thành viên.

+ Mục tiêu của EU được mở rộng trong Điều 3 của Hiệp ước Lít-xbon:

·        Thúc đẩy sự đoàn kết, hoà bình, an ninh, tự do, công lí và hạnh phúc của công dân.

·        Thiết lập một thị trường nội khối và liên minh kinh tế, tiền tệ.

·        Đạt được sự phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế cân bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

- Quy mô: Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1 % diện tích và 5,7 % dân số thế giới

- Mục tiêu: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hoá, dịch vụ, con người, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, tiến độ. luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới

- Thể chế hoạt động:

EU thiết lập một thể chế hoạt động gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Toà Kiểm toán châu Âu, Toà án Công lí EU.

=> Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não này của EU quyết định.

 

 

Hoạt động 2: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.

- Phân tích được số liệu, tư liệu về vị thế của EU.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
  2. Sản phẩm học tập: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
  3. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU

PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN 2. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

KHU VỰC MĨ LA-TINH

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

LIÊN BANG NGA

NHẬT BẢN

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU

PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

PHẦN 2. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

KHU VỰC MĨ LA-TINH

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

LIÊN BANG NGA

NHẬT BẢN

CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Ô-XTRÂY-LI-A

Giáo án điện tử Địa lí 11 cánh diều Bài 28: Thực hành: Đọc bản đồ; phân tích số liệu, tư liệu và viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Ô-xtrây-li-a

CỘNG HOÀ NAM PHI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Giáo án chuyên đề Địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (P1)

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH THÊ GIỚI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÂN THỨ 4

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay