Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 7 tuần 23: Nhiệm vụ 1, 2
Giáo án Chủ đề 7 Tuần 23: Nhiệm vụ 1, 2 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Bản 1 HĐTNHN 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 7 tuần 23: Nhiệm vụ 1, 2
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 7. TRUYỀN THÔNG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
- Sưu tầm được tài liệu và viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
- Tìm hiểu các loại thiên tai và nguyên nhân của các thiên tai đó.
- Thực hiện chiến dịch truyền thông phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Triển lãm tranh, ảnh về thiên tai ở địa phương.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 23: NHIỆM VỤ 1, 2
TÌM HIỂU CÁCH SƯU TẦM TÀI LIỆU VỀ THIÊN TAI Ở ĐỊA PHƯƠNG
SƯU TẦM TÀI LIỆU VỀ THIÊN TAI Ở ĐỊA PHƯƠNG
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được các cách sưu tầm được các tài liệu về thiên tai ở địa phương.
- Xây dựng được các công cụ khảo sát thực trạng về thiên tai ở địa phương.
- Sưu tầm được tài liệu về thiên tai ở địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động phòng tránh rủi ro thiên tai.
Năng lực riêng:
- Chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu về thiên tai ở địa phương.
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh, video, tư liệu liên quan đến chủ đề.
- Phiếu báo cáo buổi tham quan.
- Các phiếu quan sát, đánh giá hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
- Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của việc truyền thông phòng tránh thiên tai; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
- Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem đoạn video của kênh truyền hình VTC14 và trả lời câu hỏi: “Vì sao thiên tai gây ra thiệt hại ngày càng lớn?”.
https://youtu.be/SOFJxxzeUFY?si=AFP2OTEa7EAYQhOn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện.
- GV tổ chức và quan sát HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi:
Thiên tai gây ra thiệt hại ngày càng lớn vì:
+ Công tác dự báo thiên tai còn chưa chính xác.
+ Người dân cập nhật thông tin thời tiết còn kém.
+ Chính quyền địa phương chưa phối hợp kịp thời với người dân về phòng, tránh rủi ro thiên tai.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khuyến khích, tổng kết.
- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề (GV giới thiệu khái quát về tình hình thiên tai và nhiệm vụ sưu tầm, báo cáo về thiên tai, thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đó xây dựng kế hoạch, thực hiện truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm rủi ro khi gặp thiên tai).
Hoạt động 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung – SGK tr.57 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.56:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 7?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- GV cho HS đặt câu hỏi nếu mình chưa rõ các nhiệm vụ phải thực hiện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 7:
- Tìm hiểu cách sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương.
- Sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương.
- Viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
- Thiết kế sản phẩm truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương.
- Tham gia hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
- Tự đánh giá.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang tìm hiểu về những biểu hiện trước lũ, trong cơn lũ, khi lũ qua và đề xuất những phương án khôi phục khi có lũ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Chủ đề 7. Tìm hiểu nhiệm vụ 1, 2.
- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
- Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS xác định được cách sưu tầm, nhận diện các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương, xây dựng được các công cụ khảo sát thực trạng về thiên tai ở địa phương.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
- Trao đổi về cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương.
- Xác định các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương.
- Xây dựng công cụ khảo sát về thực trạng thiên tai ơ địa phương.
- Sản phẩm học tập: HS biết cách xác định sưu tầm tài liệu về thiên tai và xây dựng công cụ khảo sát thực trạng thiên tai ở địa phương.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Trao đổi về cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu ý kiến: Hãy đề xuất các cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong thời gian 30 giây. - GV tổ chức chơi trò chơi cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu cách sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương a. Trao đổi về cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương Cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương: - Tìm kiếm thông tin về thiên tai ở địa phương qua các tài liệu: bài báo, đoạn phim ngắn, ảnh chụp,... - Khảo sát người dân về thiên tai ở địa phương: phiếu khảo sát, phỏng vấn,...
|
Nhiệm vụ 2. Xác định các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu thảo luận: Hãy nêu các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương. Gợi ý được trình bày dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ ý kiến cá nhân với các bạn trong nhóm và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Mỗi nhóm cử đại diện chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Xác định các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương Các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương: - Số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra trong các bản báo cáo được đăng tải trên trang báo địa phương, trang mạng xã hội,... (thiệt hại về người, tài sản, công trình và môi trường). - Ảnh chụp ghi lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang báo và trang mạng. - Ảnh chụp của các cá nhân. - Đoạn phim ngắn. |
Nhiệm vụ 3. Xây dựng công cụ khảo sát về thực trạng thiên tai ở địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Hãy xây dựng công cụ khảo sát và dựa vào thực tiễn ở địa phương để hoàn thành công cụ khảo sát đó. - GV yêu cầu HS thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính. Gợi ý công cụ khảo sát được trình bày dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và xây dựng công cụ khảo sát. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ sản phẩm của nhóm trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | c. Xây dựng công cụ khảo sát về thực trạng thiên tai ở địa phương HS tìm hiểu về thực tiễn địa phương, đối tượng khảo sát để xây dựng công cụ khảo sát phù hợp nhất. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây