Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2. XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM SỐNG

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức:
  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
  • Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả..
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp

- Năng lực riêng:

  • Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.
  • Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.
  • Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu.
  • Thể hiện được khả năng tự học trong những hoàn cảnh mới.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Có tinh thần và trách nhiệm trong học tập
  • Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, cái thiện
  • Chăm chỉ: HS chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc xây dựng quan điểm sống tích cực đối với bản thân và chỉ rõ được những công việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  2. Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề và định hướng nội dung cho HS.
  3. Sản phẩm: HS bước đầu biết được ý nghĩa của chủ đề và nội dung sẽ học trong chủ đề.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp cùng vận động theo bản nhạc: “Mái trường thân yêu”

https://www.youtube.com/watch?v=O_mdbHZTKc8

- GV đặt vấn đề: Quan điểm của thầy/ cô là muốn học tập tốt thì trước hết phải khỏe mạnh và luôn trong trạng thái vui vẻ. Đó là lí do vì sao thầy/ cô trò mình thực hiện vận động vừa rồi. Các em thấy thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu có ý thức

Bước 3, 4. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhấn mạnh: Quan điểm sống ảnh hưởng đến thành công và chất lượng sống của chúng ta.

Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, quan sát tranh chủ đề mô tả hoạt động của các nhân vật trong tranh và ý nghĩa của các hoạt động đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc cá nhân: Các nhiệm vụ cần thực hiện của chủ đề 2.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV giải thích để HS hiểu rõ hơn những việc cần làm trong chủ đề.

- GV đưa ra mục tiêu HS cần đạt được trong chủ đề:

  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
  • Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được quan điểm sống của cá nhân và hiểu được thế nào là quan điểm sống.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động, HS lần lượt thực hiện:
  • Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống.
  • Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn.
  • Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó.
  1. Sản phẩm:
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi: Quan điểm sống là gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nêu quan điểm của bản thân

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV phân tích và chốt lại kết luận.

 

 

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận một mệnh đề để đưa ra ý kiến của nhóm về mệnh đề đó.

+ Nhóm 1 phụ trách nội dung trình bày: Tôi tự nhủ với bản thân rằng cần phải sống chân thực, đơn giản, muốn sống đơn giản thì cần trung thực.

+ Nhóm 2 phụ trách nội dung trình bày: “Em lặng khi giận dữ không hứa lúc vui vẻ", tôi luôn tâm niệm điêu này để tránh phạm sai lầm.

+ Nhóm 3 phụ trách nội dung trình bày: Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Thành công sẽ đến với những người luôn biết cố gắng.

+ Nhóm 4 phụ trách nội dung trình bày: “Không có áp lực, không có kim cương”, vậy nên tôi luôn thấy ý nghĩa của những áp lực và không ngại đối mặt.

- GV đưa ra tiêu chí đánh giá để HS biết: Mệnh đề đúng hay sai? Vì sao? Nội dung mệnh đề về vấn đề gì? Có ý nghĩa không và ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và xã hội?...

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm hình thành, trình bày quan điểm của mình về quan điểm được phân công.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV hỏi cả lớp: Em thích nhất quan điểm nào? Tại sao?

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV dẫn đất, định hướng những quan điểm tích cực, phù hợp với cá nhân và cộng đồng.

 

Nhiệm vụ 3. Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thi: Ai có phát biểu ấn tượng nhất

- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị bài trong SBT, xem mình đã viết những quan điểm sống như thế nào.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn ra một lời phát biểu ấn tượng nhất.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem lại SBT và cùng các thành viên chọn lọc ra phát biểu ấn tượng.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu, cả lớp bình bầu phát biểu về quan điểm sống ấn tượng nhất.

- GV nhận xét và kết luận nội dung hoạt động

1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

* Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống

Quan điểm sống là cách nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá về bản thân, về các mối quan hệ, về việc học tập, về lao động nghề nghiệp; về tự nhiên, cộng đồng xã hội,… và các sự vật, tự nhiên hiện tượng khác trong cuộc sống được thể hiện qua các phát ngôn, cách ứng xử trong cuộc sống.

=> Quan điểm sống thể hiện mối quan hệ giữa cách mà chúng ta suy nghĩ với hành vi, ứng xử của chính mình.

* Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn

- HS đưa ra quan điểm của cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó

Gợi ý: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:

+ Không ngừng cố gắng

+ Sẵn sàng đón nhận thử thách không than phiền.

+ Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.

+ Tập trung cao độ trong công việc trong thời gian quy định.

 

Hoạt động 2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

  1. Mục tiêu: Hoạt động giúp HS biết cách nhìn nhận và phát triển tính cách tốt đẹp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động dạy học:
  • Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.
  • Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhìn nhận tính cách của bản thân và ngày càng hoàn thiện.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích về TÍNH CÁCH:

Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân được thể hiện thông qua hệ thống hành vi tương ứng.

- GV lấy ví dụ: Dịu dàng được thể hiện qua thái độ và hành vi luôn nhẹ nhàng.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xác định những nét tính cách thể hiện trong mối quan hệ phù hợp theo bảng gợi ý trang 18 sgk.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, xác định nét tính cách thể hiện trong mối quan hệ phù hợp.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và bổ sung thêm những nét tính cách khác.

- GV chốt: Ai có tính cách được nhiều người thích thì có nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

 

Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một số HS chỉ ra những nét tính cách của bản thân mà em có thể tự hào và nét tính cách mà em thấy cần phải điều chỉnh.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ bản thân chỉ ra nét tích cực và chưa tích cực của bản thân.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV động viên các em luôn hoàn thiện tính cách để trở nen thí vị hơn với chính bản thân và mọi người xung quanh.

- GV nhận xét hoạt động

- GV chốt: Khi ta thể hiện cách nhìn nhận, sự lựa chọn của mình đối với các tính cách, đó cũng chính là thể hiện quan điểm của mình về tính cách con người mà mình thích hoặc không thích.

2. Xác định đặc điểm tính cách của bản thân

* Những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp

+ Mối quan hệ với người khác: cởi mở, tinh tế,…

+ Mối quan hệ với công việc: chăm chỉ, thiếu cẩn thận,….

+ Mối quan hệ với bản thân: lạc quan, vui vẻ,….

+ Mối quan hệ với tài sản: tiết kiệm, lãng phí,….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 3. Tìm hiểu cách tư duy phản biện

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được những biểu hiện của người có tư duy phản biện, từ đó biết cách để tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS:
  • Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện
  • Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng
  • Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, biết biểu hiện, biết cách tư duy phản biện.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích cho HS hiểu tư duy phản biện:

Tư duy phản biện là quá trình phân tích và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng, logic, khách quan với đầy đủ bằng chứng theo các cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của thông tin.

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung trong sgk trang 19 về các biểu hiện của người có tư duy phản biện.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hiểu ý nghĩa của các biểu hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS nói lại ý hiểu của mình về 6 biểu hiện trên (1 HS nói khoảng 2 biểu hiện).

- GVkhải sát biểu hiện tư duy phản biện của các lớp bằng cách đưa ra từng biểu hiện và hỏi ai có biểu hiện này thì giơ tay. GV đếm số lượng.

- GV mời đại diện nhóm giơ tay mô tả cụ thể một biểu hiện nào đó của bản thân. Và mời 1 bạn đại diện nhóm không giơ tay và hỏi: “Tại sao em cho rằng mình chưa có biểu hiện đó?”

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đưa ra quan điểm của mình về HS trong lớp, những bạn cần phát huy sự cởi mở trong tư duy, bạn nào nên điều chỉnh sẽ tốt hơn.

 

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận về cách tư duy phản biện theo 3 bước gợi ý trong SGK trang 19, 20

- GV đưa ra vấn đề để HS tập thể hiện tư duy phản biện: Bạn A, nghe thấy mấy bạn trong lớp nói rằng bạn thân của A, là C dạo này toàn nói xấu A với các bạn khác. Đóng vai A, là người có tư duy phản biện, em sẽ ứng xử với việc này như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và sử dụng các bước hướng dẫn để giải quyết vấn đề này.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, đọc các bước hướng dẫn ở sgk, tập thể hiện tư duy phản biện với vấn đề GV đưa ra.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và định hướng cách tư duy cho HS.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm về cách mỗi cá nhân thường phản biện với những vấn đề khác nhau.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và sử dụng các bước hướng dẫn để giải quyết vấn đề này.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi và chia sẻ lẫn nhau.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét và định hướng cách tư duy cho HS.

3. Tìm hiểu cách tư duy phản biện

* Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện

+ Trao đổi dễ dàng với người có quan điểm khác với mình.

+ Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Thường đặt nhiều câu hỏi

+ Luôn học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề.

+ Không báo thù

+ Tìm hiểu các phương án khác nhau cho vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện

- Các bước thực hiện tư duy phản biện:

1. Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin và nhận định khách quan về vấn đề.

2. Suy nghĩ thấu đáo, xác minh thông tin trước khi chấp nhận ý kiến của người khác.

3. Trả lời câu hỏi, trình bày quan điểm dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

 

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 4. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS không dễ dàng chấp nhận những thông tin có được mà cần có sự cân nhắc, suy xét trước khi đưa chính kiến của mình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động:
  • Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện
  • Thực hành tranh biệ về nhận định dựa và các bước hướng dẫn
  • Chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện.
  • Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về các bước thực hiện tranh biện trong SGK trang 20

- GV và HS cùng trao đổi để hiểu rõ từng bước tranh biện, tìm từ khóa trong mỗi bước.

- GV ví dụ:

+ Bước 1: Tìm hiểu chủ để tranh biện: Đọc kỉ chủ để tranh biện, clử ra từ khoá quan trọng để xây dựng lập luận tranh biện,

+ Bước 2: Xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng: Xác định luận điểm và sắp xếp các ý trong luận điểm sao cho logic, có tính liên kết và dễ hiểu; lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tin cậy.

+ Bước 3: Xây dựng chiến lược tranh biện: Sắp xếp lần lượt và cân bằng các câu trả lời sao cho logic và hỗ trợ được nhau trong quá trình tranh biện.

+ Bước 4: Thuyết trình: Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc, kết hợp với sự biểu cảm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

+ Bước 5: Phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược văn để, phản biện vấn đề: Phân tích đưa ra lập luận phản bác hoặc bảo vệ ý kiến, luận điểm của cá nhân hoặc nhóm.

+ Bước 6: Trả lời cầu hỏi chất vấn: Trả lời thuyết phục các câu hỏi với sự tự tin, bình tĩnh, ôn hoà và hấp dẫn.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm về các bước thực hiện tranh biện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp về những điều mình còn băn khoăn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết, kết luận.

 

Nhiệm vụ 2. Thực hành tranh biện về nhận định dựa và các bước hướng dẫn

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị cho tranh biện: GV chia lớp thành hai đội (một đội bảo vệ quan điểm), một đội chống lại quan điểm. Thảo luận về quan điểm: Học đại học là con đường tốt nhất để vào đời.

- GV yêu cầu hai đội chuẩn bị cho các lập luận cũng như câu hỏi phản biện cho nhóm bạn, lựa chọn thứ tự người phát ngôn; chiến lược tranh biện;…

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trao đổi, chuẩn bị tranh biện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tuyên bố quy định của tranh biện: Từng đội phát biểu sau khi có sự điều khiển của người tổ chức, khi phát ngôn không được phủ định ý kiến của đội bạn; kiểm soát cảm xúc khi nói.

- GV mời một đội phát ngôn trước, sau đó mời đội phản biện; cứ thế các thành viên của hai đội đều phải tham gia tranh biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét các nội dung tranh biện, thái độ khi tranh biện của hai nhóm. Ghi nhận và rút ra bài học.

- GV có thể đổi vai của hai đội nhưng yêu cầu hai đội không lặp lại những lập luận của đội trước đã đưa ra. Hoạt động triển khai tương tự như trên.

- GV bổ sung một số nội dung khác phù hợp với lớp học của mình để cho HS rèn kĩ năng tranh biện, tư duy phản biện, điều chỉnh tư duy bản thân, quản lí cảm xúc,…

- GV đưa ra những ý kiến quan sát của mình về các thành viên của hai đội bầu ra những bạn mà mình cho là đã “cứu đội nhà”, những bạn luôn giữ được bình tĩnh khi tranh luận, những bạn khéo léo trong dàn xếp, xoa dịu…

- GV đưa ra những ý kiến quan sát được của mình để các thành viên của hai đội. GV yêu cầu HS viết vào SBT những ý kiến của GV về cá nhân và lớp.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm khoảng 5 – 6 HS.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

- GV mời một cặp HS lên bảng để thể hiện sự trao đổi quan điểm: Một người phát biểu thông tin, người kia đặt câu hỏi.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV và HS cùng nghe và rút kinh nghiệm khi một cặp HS trao đổi.

- GV bổ sung một số nội dung phù hợp với lớp học của mình để HS rèn luyện phát biểu tư duy phản biện.

 

Nhiệm vụ 4. Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hỏi đáp cùng với cả lớp về sự thay đổi của cá nhân trong quá trình rèn luyện.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhanh chóng chia sẻ.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS trả lời

- GV nhắc lại ý nghĩa của việc phát triển tư duy phản biện: Việc phát triển tư duy phản biện có vai trò quan trọng, giúp ta vượt qua khỏi khuôn mẫu, thói quen có sẵn, hướng đến những cái mới, thoát khỏi định kiến, tìm kiếm, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới,…

- GV nhận xét hoạt động.

4. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện

* Các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện

- Bước 1. Tìm hiểu chủ đề tranh biện

- Bước 2. Xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng

- Bước 3. Xây dựng chiến lược tranh biện

- Bước 4. Thuyết trình

- Bước 5. Phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược văn để, phản biện vấn đề

- Bước 6. Trả lời cầu hỏi chất vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thực hành tranh biệ về nhận định dựa và các bước hướng dẫn

- HS thực hành phản biện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ về những tình huống rèn luyện tư duy phản biện

- HS chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 5. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thực hiện các biện pháp tư duy tích cực, từ đó góp phần xây dựng quan điểm sống tích cực.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động:
  • Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống
  • Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy
  1. Sản phẩm: HS xử lí được tình huống, biết cách điều chỉnh tư duy.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS luận nhóm đối với tình huống trong SGK trang 21, đọc tình huống cho nhân vật nam, nữ và trả lời câu hỏi của tình huống.

- GV khuyến khích HS sử dụng tư duy của bán thân với kinh nghiệm sẵn có để nhìn nhận sự tích cực và tiêu cực trong tử duy của các em.

- GV nhận xét và định hưởng tư duy của HS bằng cách cho HS phân tích ba biện pháp cơ bản và ví dụ trong SGK trang 22.

- GV giải thích về tư duy tích cực: Tư duy tích cực là một thái độ sống, quan điểm sống đúng hơn là phương thức suy nghĩ. Có nghĩa là tự duy tích cực không phải tìm ra cái đúng hay cải sai mà tư duy tích cực là làm gì và làm thế nào để mọi người hạnh phúc và tiến bộ từ cách suy nghĩ tích cực của tất cả chúng ta.

- GV nhấn mạnh: Cùng một sự vật, hiện tượng, cách nhìn của chúng ta quyết định nó như thế nào. Việc chọn cách nhìn tích cực giúp cá nhân và mọi người sống vui vẻ và

bạnh phúc.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS chia sẻ những trường hợp HS tự điều chỉnh tư duy tích cực trong cuộc sống.

- GV yêu câu mỗi HS viết vào mảnh giấy một suy nghĩ tích cực về bản thân mà mình muốn mọi người biết; một điểu thất vọng về bán thân, GV có thể lấy ví dụ từ bản thân và cách thức cải thiện tư duy.

- GV định hướng: Với những điều tích cực về bản thân, các em hãy giữ niềm tin và cố gắng rèn luyện để phát huy tốt hơn.

- GV đưa ra câu hỏi: Ai muốn thay đổi những điểm mình còn thất vọng về bản thân thì giơ tay?

- GV nói: Điều này rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải thực sự muốn thay đổi và hoàn thiện. Chỉ khi ta muốn thì mọi điều mới xoay chuyển.

- GV mời một bạn với mong muốn thay đổi lên bảng, GV tìm hiểu nội dụng chưa hài lòng với bản thân của HS đó là gì.

- GV phỏng vấn HS: Vậy chúng ta có cách suy nghĩ khác theo hướng tích cực về việc này của bạn không?

- Ví dụ: Bạn A. thất vọng về bản thân vì cho rằng cố gắng mãi mà điểm môn Hoá chưa được cải thiện; chắc mình không thể tiến bộ được.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và mời HS thể biện tư duy tích cực về trường hợp này và giúp A có tư duy tích cực về bản thân như thế nào.

- GV yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân:

+ Viết cách nhìn nhận tích cực về những nhược điểm của bản thân vào SBT (hoặc tờ giấy, sau đó đính vào SBT).

+ Viết cách tư duy tích cực về người khác, cộng đồng.

- GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ phát biểu những nhận xét tích cực về từng thành viên trong nhóm.

- GV yêu cầu HS sử dụng ba biện pháp cơ bản để đưa ra các nhận xét của mình về cả ưu, nhược điểm của người khác với mục đích để bạn vui vẻ chấp nhận và có động lực thay đổi và phát huy.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia sẻ.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện nhóm lên chia sẻ lại những nhận xét của mọi người trong nhóm dành cho nhau.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động.

5. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân

* Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong các tình huống

+ Quan sát và nhận ra mặt tích cực, mặt tốt của tính cách cá nhân, của quan hệ hay của sự vật, hiện tượng: Sử dụng trực quan để nhìn nhận sự vật, hiện tượng, tìm hiểu bản chất, các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trước khi đưa ra nhận định.

+ Khoan dung với cái chưa tốt, nhìn ra khả năng sử dụng chúng theo hướng tích cực: Áp dụng những gì trực quan mang lại để đánh giá cả mặt tích cực và tiêu cực, qua đó, mong muốn nhìn nhận sự tiêu cực chỉ là những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện, không phủ định mà sửa đổi, tiến bộ, phát triển hơn.

+ Nghĩ đến kết quả tốt đẹp, sự thay đổi tích cực từ những hành động, việc làm nhỏ nhất và trân trọng điều đó: Cải thiện tư đuy tích cực từ những điều nhỏ nhất, luôn rèn luyện và thay đổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy

- HS chia sẻ thông qua ví dụ cụ thể GV đưa ra.

Hoạt động 6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS luôn rèn luyện bản thân, biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động, yêu cầu HS thực hiện:
  • Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
  • Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
  • Chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
  1. Sản phẩm: HS nhận biết được điểm yếu, mạnh của bản thân, đưa ra cách rèn luyện bản thân phù hợp.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc gợi ý và ví dụ sgk trang 23 sau đó chia sẻ theo nhóm về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin, liên hệ bản thân và chia sẻ trong nhóm.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS đại diện chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét.

 

Nhiệm vụ 2. Thực hiện thường xuyên hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày, khắc phục dần những điểm chưa tích cực.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về việc thực hiện hành vi tích cực của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, liên hệ bản thân và chia sẻ lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận sự cố gắng của HS và khuyến khích HS thực hiện các hành vi tích cực trong cuộc sống.

- GV kết luận: Đối với mỗi người, việc nắm được điểm mạnh của mình có ý nghĩa rất lớn. Khi nắm được điểm mạnh mọi người còn có thể nỗ lực phát huy những kỹ năng phù hợp với khả năng của mình.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhanh chóng chia sẻ.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV tổ chức cho HS làm bảng theo dõi quá trình rèn luyện để theo dõi kết quả tốt hơn.

- GV ghi nhận và khích lệ HS.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động

- GV nhận xét, kết luận: Hãy nhớ rằng, chỉ khi chúng ta dám làm, sức mạnh mới để thúc đẩy triệt để sức mạnh của nó! Vì vậy, không bao giờ bỏ cuộc bởi những lời chỉ trích của những người không yêu chúng ta! Cho họ biết chúng ta là ai và chúng ta sẽ làm gì! Bởi những người được sinh ra ai cũng có sức mạnh của riêng mình.

6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

* Trao đổi về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

- Tập thay đổi từ những hành vi cụ thể, nhỏ nhất.

- Duy trì thói quen tích cực, loại bỏ thói quen xấu.

- Tự nhủ bản thân luôn cố gắng sau mỗi thất bại.

- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi thành công nhờ phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu…

 

 

 

 

* Thực hiện thường xuyên hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày, khắc phục dần những điểm chưa tích cực.

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

- HS liên hệ và chia sẻ

Hoạt động 7. Thể hiện quan điểm sống tích cực

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS biết cách xây dựng và thể hiện quan điểm sống tích cực.
  2. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động:
  • Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể.
  • Lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh
  1. Sản phẩm: HS nêu lên quan điểm của bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hiện hỏi đáp: Chúng ta thường thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề nào trong cuộc sống? Và quan điểm đó như thế nào?

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về quan điểm sống của mình theo kết quả chuẩn bị trong SBT.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ quan điểm của bản thân.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp

- GV đưa ra câu hỏi: Em gặp khó khăn, thuận lợi gì khi xây dựng các quan điểm sống của mình.

- GV mời một số HS phát biểu và GV chia sẻ để giúp HS đạt được mục tiêu xây dựng quan điểm sống tích cực.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá

 

Nhiệm vụ 2. Lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều thu được sau hoạt động thể hiện quan điểm sống tích cực và ảnh hưởng của các quan điểm ấy.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận kết quả của HS và nhận xét hoạt động.

7. Thể hiện quan điểm sống tích cực

* Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng hành vi và việc làm cụ thể

+ Với bản thân: phải nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.

+ Với người khác: Phải trung thực, biết yêu thương, giúp đỡ.

+ Với công việc: Luôn hết mình, cố gắng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ

+ Với tài sản: Biết giữ gìn, bảo quản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 8. Khảo sát kết quả hoạt động

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS luôn ý thức đánh giá bản thân, sự tiến bộ về các kĩ năng liên quan đến chủ đề.
  2. Nội dung: GV tổ chức đánh giá đồng đẳng, khảo sát kết quả tự đánh giá.
  3. Sản phẩm: HS tự đánh giá được bản thân, chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiệ các hoạt động trong chủ đề này.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn”.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 vài nhóm trình bày kết quả của nhóm.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV mời một vài HS thực sự tiến bộ lên bảng để ghi nhận và tuyên dương

- GV yêu cầu HS ghi lại những ý kiến của GV và bạn vào SBT.

 

Nhiệm vụ 2. Khảo sát kết quả tự đánh giá

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc từng nội dung trong bảng tự đánh giá và hỏi cho HS đánh giá theo các mức độ tốt, đạt, chưa đạt.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.

- GV tổng kết số liệu, ghi nhận và động viên, khích lệ HS tiếp thực hiện, rèn luyện những kĩ năng liên quan đến việc thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người HS.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.

8. Khảo sát kết quả hoạt động

 

*Hướng dẫn về nhà:

  • Rèn luyện quan điểm sống tích cực
  • Khuyến khích bạn bè, người thân cần xây dựng quan điểm sống, sống tích cực.
  • Xem trước và hoàn thành bài tập chủ đề 3 SBT
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 1, Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 CTST bản 1

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay