Kênh giáo viên » Hoạt động trải nghiệm 10 » Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Dưới đây là giáo án bản word môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 (bản 2) bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức:
  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
  • Thể hiện được sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó đẻ đạt được mục tiêu đề ra.
  • Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.
  • Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Xác định được phong cách của bản thân
  • Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.
  • Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân
  • Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng thay đổi của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác
  • Trách nhiệm: Có tinh thần và trách nhiệm trong học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: Tranh, ảnh liên quan đến sự thể hiện và phát triển bản thân.
  3. Đối với HS:
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp
  • Hình ảnh tính cách mong muốn của bản thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Tham gia buổi trò chuyện về vai trò của sự tự chủ, tự trọng trong thực hiện nội quy, quy định của nhà trường.
  • Trao đổi về các hoạt động mà HS có thể tham gia để phát triển những điểm mạnh của bản thân.
  • Tham gia các hoạt động tìm hiểu ngôi trường mới, thầy cô và bạn mới.
  • ………

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Thảo luận về cách tuân thủ tốt nội quy lớp học
  • Chia sẻ về cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.
  • Thảo luận về cách rèn luyện các kĩ năng tư duy tích cực và tư duy phản biện.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
  3. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Chơi trò chơi “Giới thiệu bản thân”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Giới thiệu bản thân”

- GV phổ biến luật chơi: “Quản trò chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8HS. Lần lượt, từng HS trong nhóm giới thiệu tên của mình gắn với một tính từ chỉ tính cách của bản thân. Ví dụ: Hoa hài hước, Thành thân thiện,….

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV hỏi HS: Sau khi chơi trò chơi em có cảm xúc gì và ý nghĩa của trò chơi đó là gì?

- HS chia sẻ cảm xúc của bản thân.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét quá trình tham gia trò chơi của HS.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bức tranh về chủ đề và giới thiệu chủ đề: “Thể hiện và phát triển bản thân”.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp cận chủ đề đầu tiên của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 1

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhận diện quan điểm sống của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được các quan điểm sống của bản thân và chỉ ra được những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống. Từ đó, các em hình thành các quan điểm sống tích cực.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
  • Chia sẻ về quan điểm sống của em
  • Chỉ ra những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
  • Chia sẻ những điều em học được từ quan điểm sống của các bạn.
  1. Sản phẩm: HS lần lượt giải quyết được các nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra các quan điểm sống tích cực cho bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về quan điểm sống của em

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu lần lượt từng HS chia sẻ về quan điểm sống của bản thân trong nhóm theo 2 vòng:

+ Vòng 1. Chia sẻ về quan điểm giao tiếp, ứng xử.

Ví dụ: Bạn Hoa nói rằng: “Chân thành và thẳng thắn là yếu tố cơ bản tạo nên tình bạn đúng nghĩa”.

+ Vòng 2. Chia sẻ về quan điểm học tập và công việc.

Ví dụ: Bạn Thành nói rằng: “Tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân trong học tập và công việc.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số bạn giới thiệu trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết về những quan điểm sống của HS.

 

Nhiệm vụ 2. Những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4HS theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS trong nhóm thảo luận về ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết về ảnh hưởng của các quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những điều em học được từ quan điểm sống của các bạn

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 bạn HS làm MC phỏng vấn, đặt câu hỏi cho các bạn khác trong lớp:

+ Điều em học được từ quan điểm sống của các bạn là gì?

+ Ý nghĩa của quan điểm sống?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhanh chóng chia sẻ.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, chốt lại những bài học các em học được và định hướng các em hình thành những quan điểm sống tích cực.

1. Nhận diện quan điểm sống của bản thân

*Một số quan điểm sống dành cho học sinh

- Giao tiếp, ứng xử

+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử thông minh sẽ làm chủ được tình huống.

+ Sống độ lượng, vị tha và là bạn của mọi người.

+ Chân thành và thẳng thắn là yếu tố cơ bản tạo nên tình bạn đúng nghĩa.

- Học tập và công việc

+ Thực hiện tốt tính kỉ luật là bạn đang giúp mình hoàn thiện nhân cách tốt hơn.

+ Chăm chỉ là điều kiện tiên quyết để học sinh chinh phục được những thành tích cao trong học tập.

+ Trung thực trong học tập là bạn đang thể hiện lòng tự trọng của mình.

 

 

 

 

 

 

*Ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

Quan điểm sống là kim chỉ nam giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, hoàn thiện trong giao tiếp, ứng xử cũng như trong học tập, công việc. Tuy nhiên, để thực hiện được những quan điểm đó chúng ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Việc chúng ta cần làm là vượt qua khó khăn đó và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chia sẻ những điều học được từ quan điểm sống của các bạn

- HS tự chia sẻ.

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án hướng nghiệp 10 trong chương trình:giáo án word hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo bản 2  giáo án điện tử hướng nghiệp 10 chân trời bản 2. Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn để giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm tính cách của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS khám phá và tìm hiểu những đặc điểm tính cách của bản thân, từ đó chỉ ra được những nét tính cách đặc trưng và nét tính cách tích cực, chưa tích cực của mình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
  • Xác định một số đặc điểm tính cách của bản thân và các biểu hiện của những nét tính cách đó.
  • Chỉ ra ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tìm ra được đặc điểm tính cách của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xác định tính cách của bản thân và biểu hiện của những nét tính cách đó.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”

- GV chia lớp thành 2 đội thi và phổ biến luật chơi: Một HS trong từng đội lần lượt viết lên bảng những từ chỉ tính cách của con người. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn và đúng các tính cách sẽ là đội thắng cuộc.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành các đội, tiếp nhận và lắng nghe luật chơi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho hai đội cùng chơi trò chơi.

- GV nhận xét, tổng kết về một số tính cách của con người.

- GV chia lớp thành nhóm 5 – 6 HS, yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm giới thiệu những nét tính cách đặc trưng của bản thân và biểu hiện của nó.

- GV mời một số HS trong các nhóm chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và khuyến khích các em rèn luyện cho mình những nét tính cách tích cực.

 

Nhiệm vụ 2. Những ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Tính cách có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bản thân trong học tập và cuộc sống?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, đưa ra ý kiến

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trả lời trước lớp (yêu cầu các câu trả lời không trùng nhau).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết về ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.

 

Nhiệm vụ 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 6HS, yêu cầu HS mở SBT và chia sẻ theo 2 vòng:

+ Vòng 1. Những điểm yếu và điểm mạnh trong tính cách của bản thân.

+ Vòng 2. Giới thiệu về kế hoạch và những việc làm cụ thể để thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, chia sẻ theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát và hỗ trợ

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, tổng kết về cách xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân.

2. Tìm hiểu về đặc điểm tính cách của bản thân

* Xác định tính cách và biểu hiện

- Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách và cũng có thể nhiều người cùng có một tính cách.

- Một số tính cách:

+ Tính tự lập

+ Tính tự tin

+ Tính cầu toàn

+ Tính thân thiện

+ …

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

- HS liên hệ tính cách và nếu ảnh hưởng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân

+ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của bản thân.

+ Lựa chọn một điểm mạnh, một điểm yếu trong tính cách để phát huy và khắc phục.

+ Đề ra và thực hiện những việc làm cụ thể, khả thi giúp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu

+ Đặt ra thời hạn phù hợp với điều kiện của bản thân đẻ rèn luyện và thể hiện sự quyết tâm thực hiện;

+ Tự động viên, khích lệ bản thân vì sự cố gắng của chính mình;

+ ….

Hoạt động 3. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được biểu hiện của khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực và rèn luyện cách điều chỉnh tư duy tích cực cho bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
  • Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy tích cực
  • Đóng vai nhân vật trong các tình huống điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
  • Chia sẻ cảm nhận của em khi điều chỉnh được tư duy theo hướng tích cực.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, biết đưa ra cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân để ngày càng tốt hơn.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy tích cực

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội thi, một đội viết những biểu hiện của tư duy tiêu cực, một đội viết những biểu hiện của tư duy tích cực cho tình huống khi bị điểm thấp mặc dù đã cố gắng. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều và đúng đội đó sẽ thắng cuộc.

- Sau khi các đội đưa ra biểu hiện, GV đặt câu hỏi:

+ Em thường có những biểu hiện nào?

+ Em cần điều chỉnh tư duy theo hướng nào?

+ Em cần làm gì để có thể điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình

- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và chia sẻ về sự ảnh hưởng của tư duy tiêu cực, tư duy tích cực và hướng dẫn HS rèn luyện, điều chính theo hướng tích cực. (Bảng cuối hoạt động)

 

Nhiệm vụ 2. Đóng vai nhân vật, xử lí tình huống để điều chỉnh theo tư duy tích cực

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu HS đóng vai các nhân vật trong tình huống 1, 2 sgk:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, phân vai và xử lí tình huống

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số cặp đóng vai thể hiện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm nhận của bản thân khi điều chỉnh được tư duy theo hướng tích cực

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 của hoạt động 3 trong SBT và chia sẻ những việc mình đã làm để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

- GV đọc những cách HS đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực và yêu cầu cả lớp: Ai đã thực hiện thì giơ tay.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ với bản thân, liệt kê những việc đã làm để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

- HS biểu quyết

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng kết số liệu của cả lớp và đưa ra nhận xét về những việc HS đã thực hiện hoặc chưa thực hiện để rèn luyệ điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV phỏng vấn nhanh: Khi điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, các em cảm thấy tâm trí, cơ thể và cảm xúc của mình như thế nào? (tâm trí thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng, cảm xúc vui vẻ…)

- GV nhận xét và khích lệ HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

3. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

* Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy tích cực

- Khi bị điểm thấp dù đã cố gắng

+ Tư duy tiêu cực: Cho mình kém cỏi, không thể học tốt được môn đó, thấy chán nản…

+ Tư duy tích cực: Nghĩ là do mình chưa cẩn thận, mình cần cố gắng học hơn, nhất định sẽ đạt điểm tốt…

=> Khi xảy ra sự việc gì, chúng ta cũng cần phải nhìn nó theo hướng tích cực.

- Cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:

(bảng cuối hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

*Xử lí tình huống

+ TH1. K vui vẻ chấp nhận các lỗi bạn đã nêu ra, vì bạn nghĩ tốt cho mình nên mới thẳng thắn nêu ra lỗi như vậy để mình sửa đổi.

+ TH2. X buồn một tý rồi quay trở lại trạng thái bình thường, nghĩ chắc do mình đã quá vội vàng, không xem xét kĩ, lần sau sẽ chú ý kỹ hơn để không phạm phải sai lầm này nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cảm nhận của bản thân khi điều chỉnh được tư duy theo hướng tích cực

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ, biểu quyết.

=> Năm học 2023-2024, chương trình hướng nghiệp 11 có thay đổi. Chính vì thế Kenhgiaovien đã triển khai soạn các bộ giáo: giáo án Word , giáo án Powerpoint  đầy đủ cả năm của HDTN 11 chân trời. Chương trình giáo án chuyên đề HDNT 11 chân trời bản 1 cũng được hệ thống biên soạn cả năm chi tiết. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

 Cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:

 

 

1. Nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực

- Quan sát những mặt tích cực của vấn đề

- Nhớ lại tình huống, kỉ niệm tốt đã trải qua

- Đơn giản hóa mọi chuyện, tránh làm nghiêm trọng vấn đề.

- Động viên bản thân cần bình tĩnh và suy xét vấn đề theo hướng tích cực.

- ……………

 

2. Chỉ ra hệ quả của suy nghĩ tiêu cực

- Suy nghĩ tiêu cực là hủy hoại tâm hồn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Suy nghĩ tiêu cực làm tâm trí mệt mỏi, thiếu động lực học tập và lao động.

- ……………..

 

3. Cảm nhận kết quả của tư duy tích cực

- Tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của những suy nghĩ tích cực

- Cảm nhận sự thay đổi của cảm xúc, có mối quan hệ tốt đẹp khi suy nghĩ tích cực.

- ……………….

Hoạt động 4. Thể hiện sự tự chủ, tự trọng

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng và thực hiện những việc làm cụ thể để rèn luyện sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động dạy học để giúp HS tìm hiểu sự tự chủ, tự trọng:
  • Nhận diện những biểu hiệ của sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống
  • Chia sẻ tình huống thể hiệ sự tự chủ, tự trọng của em
  • Rèn luyện sự tự chủ, tự trọng.
  1. Sản phẩm: Sau các nhiệm vụ, HS nêu được biểu hiện và những việc làm cụ thể để rèn luyện sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống để hoàn thiện bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội thi và phổ biến luật chơi:

+ Đội 1 viết những biểu hiện của sự tự chủ

+ Đội 2 viết những biểu hiện của lòng tự trọng trong học tập và cuộc sống.

Trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều đáp án chính xác, đội đó sẽ thắng cuộc.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành hai đội, nhận nhiệm vụ của đội mình, thảo luận và ghi ra các biểu hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Hai đội công bố kết quả

- GV và HS cùng nhận xét về các phương án của 2 đội.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết về những biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ về tình huống thể hiện sự tự chủ, tự trọng của em

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 3 – 4 HS, yêu cầu lần lượt từng HS chia sẻ theo 2 vòng:

+ Vòng 1. Nói về những tình huống em đã thể hiện sự tự chủ, tự trọng.

+ Vòng 2. Bài học em đã học được về sự tự chủ, tự trọng.

- GV yêu cầu HS lựa chọn 1 tình huống thực hành đóng vai thể hiện sự tự chủ, tự trọng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, lần lượt các thành viên chia sẻ.

- Các nhóm nhận tình huống, đóng vai và xử lí

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm trình diễn trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện cách để rèn luyện sự tự chủ, tự trọng.

 

Nhiệm vụ 3. Rèn luyện sự tự chủ, tự trọng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu HS mở SBT và chia sẻ về những việc làm cụ thể để thực hiện kế hoạch rèn luyện sự tự chủ, tự trọng

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS mở SBT và thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết về các rèn luyện sự tự chủ, tự trọng và khích lệ HS tiếp tục thực hiện kế hoạch rèn luyện sự tự chủ, tự trọng.

4. Thể hiện sự tự chủ, tự trọng

* Biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống

- Tự chủ:

+ Bình tình, tự tin trước mọi việc

+ Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định

+ Chủ động, tự giác thực hiện các công việc

+ Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, lời nói của mình trong mọi hoàn cảnh…

- Tự trọng:

+ Tuân thủ kỉ luật, nội quy, quy định chung

+ Giữ lời hứa

+ Làm tốt nhiệm vụ, không cần ai nhắc nhở.

 

 

 

* Chia sẻ về tình huống thể hiện sự tự chủ, tự trọng của em

+ TH1. H không nên đi, H nên hoàn thành nhiệm vụ giúp mẹ bán hàng, không lấy tiền của mẹ đi chơi.

+ TH2. T không nên đi chơi, tự giác ở nhà hoàn thành bài tập được giao không chép bài của bạn, hẹn các bạn đi chơi vào dịp khác.

=> Cách để rèn luyện sự tự chủ, tự trọng:

+ Luôn bình tĩnh, tự tin

+ Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định

+ Dám từ chối và vượt qua cám dỗ

+ Làm tốt nhiệm vụ của mình không cần ai nhắc nhở hay làm giúp.

+ Giữ gìn phẩm chất, giá trị của mình, giữ lời hứa, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

 

 

 

 

* Rèn luyện sự tự chủ, tự trọng

Kế hoạch rèn luyện sự tự chủ, tự trọng:

+ Đặt ra các mục tiêu rèn luyện sự tự chủ, tự trọng rõ ràng và vừa sức.

+ Xác định những thách thức, cám dỗ có thể ảnh hưởng đến sự tự chủ, tự trọng khi thực hiện mục tiêu.

+ Xác định cách thức thực hiện cam kết.

Hoạt động 5. Rèn luyện ý chí vượt khó để đạt mục tiêu

  1. Mục tiêu: Giúp HS hình thành và rèn luyện nghị lực, ý chí vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ cho HS:
  • Xác định những khó khăn em có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu
  • Thảo luận về cách rèn luyện ý chí vượt khó
  • Thể hiện ý chí vượt khó qua khó khăn trong các tình huống.
  • Chia sẻ về những việc làm của em để rèn luyện ý chí vượt khó khi thực hiệ mục tiêu trong học tập và cuộc sống.
  1. Sản phẩm: HS xác định được những khó khăn và cách rèn luyện để trở thành người có ý chí vượt khó đạt được mục tiêu đã đề ra.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Xác định những bước khó khăn em có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS chia sẻ về những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, chia sẻ lẫn nhau

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi một số nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và chia sẻ

 

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách rèn luyện ý chí vượt khó

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4HS, yêu cầu HS thảo luận về những cách rèn luyện ý chí vượt khó theo kĩ thuật khăn trải bàn.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo phân công.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng hợp và hướng dẫn HS một số cách rèn luyệ ý chí vượt khó.

- GV khuyến khích HS thực hiện các cách để rèn luyện ý chí vượt qua khó khăn.

 

Nhiệm vụ 3. Thể hiện ý chí vượt qua khó khăn trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu HS đóng vai để thể hiện ý chí vượt qua khó khăn thông qua xử lí các tình huống sgk, trang 12.

“N gặp khó khăn trong kĩ năng nghe và phát âm tiếng Anh. N rất muốn cải thiện những kĩ năng này”.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các cặp đôi đóng vai xử lí tình huống thể hiện ý chí vượt qua khó khăn trong việc nghe và phát âm tiếng anh của N.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm đôi đóng vai thể hiện ý chí vượt qua khó khăn trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS thể hiện ý chí vượt khó.

 

Nhiệm vụ 4. Chia sẻ những việc làm để rèn luyện ý chí vượt khó khi thực hiện mục tiêu trong học tập và cuộc sống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Chia sẻ những việc làm của bạn để rèn luyện ý chí vượt khó khăn khi thực hiện mục tiêu trong học tập và cuộc sống.

Bước 2, 3. HS thực hiện, báo cáo nhiệm vụ học tập

- Những HS được hỏi nhanh chóng trả lời.

- GV khảo sát nhanh một số việc làm rèn luyện ý chí vượt qua khó khăn bằng cách HS giơ thẻ màu (màu xanh: thường xuyên, màu vàng: thỉnh thoảng, màu đỏ: không bao giờ).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết về những việc làm thường xuyên của HS để rèn luyện ý chí vượt khó khi thực hiện mục tiêu. Tiếp tục động viên, khuyến khích HS thực hiện các việc làm rèn luyện ý chí vượt khó.

5. Rèn luyện ý chí vượt khó để đạt mục tiêu

*Những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu

- Thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức

- Thiếu sự tự tin và nghị lực

- Kĩ năng chưa tốt

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn

- Thiếu phương tiện học tập

- ……………..

=> Khó khăn chính là cơ hội để chúng ta trưởng thành hơn, khó khăn giúp chúng ta tôi luyện ý chí, nghị lực…

 

 

*Cách rèn luyện ý chí vượt khó

- Chấp nhận khó khăn và đề ra mục tiêu để vượt qua

- Nghĩ đến thành quả sau khi mình đạt được mục tiêu để duy trì động lực cho bản thân

- Chia nhỏ mục tiêu để thực hiện và ăn mừng chiến thắng sau khi hoàn thành từng mục tiêu nhỏ.

- Chia sẻ mục tiêu của mình với bạn bè, người thân để họ cổ vũ và giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn hoặc thiếu kiên trì.

- Nói với bản thân “Mình sẽ làm được”.

 

 

 

 

* Thể hiện ý chí vượt qua khó khăn trong các tình huống

Một số gợi ý cho N để cải thiện kĩ năng nghe và phát âm tiếng anh:

- Với kĩ năng nghe:

+ Xem TV và phim tiếng Anh có phụ đề song ngữ

+ Chơi các trò chơi nghe ESL online

+ Tương tác với nhiều kiểu người nói tiếng Anh

- Với kĩ năng phát âm:

+ Nói có trọng tâm, đúng giai điệu

+ Luyện thói quen kiểm tra phát âm từ tiếng Anh

+ Ghi âm giọng nói của mình và nghe lại….

 

 

* Chia sẻ những việc làm để rèn luyện ý chí vượt khó khi thực hiện mục tiêu trong học tập và cuộc sống

- HS liên hệ vào bản thân và chia sẻ

 

Hoạt động 6. Thể hiện sự chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

  1. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp mới.
  2. Nội dung: GV tổ chức lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện:
  • Trao đổi về biểu hiện của sự chủ động trong môi trường học tập, giao tiếp
  • Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp
  • Chia sẻ về sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau.
  1. Sản phẩm: Thông qua các nhiệm vụ, HS nêu được biểu hiệ của sự chủ động rất quan trọng trong học tập và cuộc sống, biết cách xử lí tình huống và có sự điều chỉnh và rèn luyện phù hợp cho bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Biểu hiện của sự chủ động trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm để trao đổi về những biểu hiện của sự chủ động trong môi trường học tập, giao tiếp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và thảo luận

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một nhóm trình bày, những nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chia sẻ với HS về những biểu hiện của sự chủ động trong môi trường học tập, giao tiếp và khuyến khích HS chủ động trong học tập và giao tiếp.

 

*Nhiệm vụ 2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm đôi, yêu cầu HS lần lượt đóng vai các nhân vật trong tình huống sgk, trang 13:

+ TH1. Vào lớp 10 đã được một tháng nhưng Q vẫn ngại nói chuyện với các bạn và thường ngồi một mình trong lớp vào giờ ra chơi.

+ TH2. M rất trầm tính, trong giờ học hiếm khi phát biểu xây dựng bài. Kể cả khi không hiểu bài, M cũng không dám giơ tay để hỏi.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bắt cặp với bạn, phân công nhiệm vụ và thảo luận

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm đôi đóng vai thể hiện sự chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS thể hiện sự chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau.

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ về sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4HS, yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm chia sẻ về những tình huống thể hiện sự chủ động vào bản thân và cảm xúc của em trong tình huống đó (theo kĩ thuật khăn trải bàn).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành các nhóm, thảo luận

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trong các nhóm chia sẻ nhanh trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

6. Thể hiện sự chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

* Biểu hiện của sự chủ động

- Chủ động trong môi trường học tập:

+ Luôn đặt ra các mục tiêu cụ thể trong học tập

+ Lập kế hoạch học tập và thực hiện được kế hoạch

+ Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp

+ ……..

- Chủ động trong giao tiếp:

+ Chủ động chào hỏi, bắt chuyện

+ Lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp phù hợp.

+ …….

 

 

* Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp

+ TH1. Q nên chủ động  trò chuyện, tham gia chơi cùng các bạn để tạo sự gần gũi, thân thiện với nhau.

+ TH2. M nên mạnh dạn giơ tay phát biểu, không hiểu bài nhờ bạn hoặc thầy/cô giảng giúp để tạo sự kết nối với mọi người cũng như giúp M  hiểu bài hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ về sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

- HS liên hệ với bản thân và chia sẻ

Hoạt động 7. Rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

  1. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
  • Nhận diện những biểu hiện của tư duy phản biện
  • Thảo luận về cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
  • Thể hiện tư duy phản biện khi đánh giá, nhận định.
  1. Sản phẩm:
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Nhận diện những biểu hiện của tư duy phản biện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu HS:

+ Nêu những đặc trưng của người có tư duy phản biện?

+ Nêu những biểu hiện em thể hiện khả năng tư duy phản biện của bản thân?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm hoạt động, thảo luận, đưa ra ý kiến và chia sẻ lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trong các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV tiếp tục hỏi đáp cả lớp: Em có thích người có tư duy phản biện không? Vì sao?

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và khuyến khích HS rèn khả năng tư duy phản biện.

- GV cho HS xem 1 đoạn phản biện của HS đạt điểm tuyệt đối trong cuộc thi trường teen: https://www.youtube.com/watch?v=jxTaydBnwIg

 

*Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm trao đổi về cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng và cho ví dụ minh họa.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận và chia sẻ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một nhóm trình bày, các nhóm bổ sung ý kiến.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chia sẻ với HS về các cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

- GV tổng kết, khuyến khích HS thực hiện các cách để rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

 

*Nhiệm vụ 3. Thể hiện tư duy phản biện khi đánh giá, nhận định.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra chủ đề phản biện: “Sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực”

- GV chia lớp thành 2 đội:

+ Đội 1. Ủng hộ

+ Đội 2. Phản đối

- GV yêu cầu hai đội thảo luận và đưa ra ý kiện phản biện để bảo vệ quan điểm của đội mình.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các đội, đưa ra ý kiến để xây dựng luận điểm, luận cứ bảo vệ quan điểm của mình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho HS tranh biện

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động và đặt câu hỏi: Sau khi thực hiện tranh luận, em thấy khi phản biện cần có những yêu cầu gì?

- GV tổng kết và kết luận: Những yêu cầu đối với tư duy phản biện cần được thực hiện trong suốt quá trình suy nghĩ, luôn khách quan, luôn điềm tĩnh, không bị tình cảm hay mối quan hệ nào chi phối, luôn tìm chứng cứ và kiểm tra chứng cứ, luôn nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.

7. Rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

*Biểu hiện của tư duy phản biện:

+ Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng

+ Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau

+ Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá

+ Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.

+ Có khả năng phân tích thông tin tốt trước khi ra quyết định

+ Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Cách rèn luyện tư duy phản biện

- Luôn nghi ngờ các thông tin mình nghe

- Đặt các câu hỏi đơn giản để tìm kiếm thông tin

- Đặt các câu hỏi giả thiết, nguyên nhân và hệ quả.

- Xét đến nhiều trường hợp để loại trừ và tìm đáp án đúng nhất.

- Tự kiểm tra, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình trước khi chấp nhận ý kiến của người khác

- Đưa ra bằng chứng thực tế để bảo vệ ý kiến của mình…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Thể hiện tư duy phản biện khi đánh giá, nhận định

- HS thực hành tư duy phản biện theo chủ đề GV đưa ra, rút ra yêu cầu cần có khi thực hiện tư duy phản biện.

 

 

Hoạt động 8. Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
  2. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề 1.
  3. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS đứng thành các vòng tròn theo tổ. Mỗi bạn dán 1 tờ giấy A4 lên lưng và cầm 1 cây bút.

- GV tổ chức cho HS di chuyển và viết lên tờ giấy trên lưng bạn:

+ 2 điểm bạn đã làm được trong chủ đề này

+ 1 điểm bạn cần cố gắng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện đánh giá lẫn nhau

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm những điều mà các bạn đã chia sẻ với mình lên tờ giấy A4.

- GV mời một số bạn chia sẻ những điều bạn nhận xét về mình, những điều mình đã làm được/ chưa làm được và cảm nhận của em.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực và tiến bộ ở bạn của mình.

 

*Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả cả lớp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bảng kết quả tự đánh giá, yêu cầu HS tự đánh giá và cộng điểm của mình theo thang điểm (tốt: 3 điểm, đạt: 2 điểm, chưa đạt: 1 điểm).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả thực hiện của mình

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được của HS và khích lệ những việc đã làm được, động viên các em tiếp tục rèn luyện.

8. Đánh giá kết quả trải nghiệm

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS về nhà rèn luyện, củng cố lại cách tư duy phản biện các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS về nhà, luyện cách phản biện với 1 trong 2 chủ đề sau:

  1. Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
  2. Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chủ đề vào vở, về nhà thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Rèn luyện các kĩ năng đã được học
  • Xem trước nội dung chủ đề 2.

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

Từ khóa: giáo án hướng nghiệp 10, giáo án HĐTN 10 chân trời, giáo án hoạt động trải nghiệm 10 sách mới CTST, giáo án sách chân trời 10 hướng nghiệp

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay