Giáo án KHTN 9 kết nối bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo
Giáo án bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).
Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động quan sát, tìm hiểu dạng năng lượng tái tạo.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận về dạng năng lượng tái tạo.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và phân tích ví dụ về dạng năng lượng tái tạo, nêu biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Thảo luận, phân tích thông tin, hình ảnh để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về năng lượng tái tạo để sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh, video liên quan đến một số dạng năng lượng tái tạo.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận định ban đầu năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video về khai thác năng lượng tái tạo:
https://www.youtube.com/watch?v=pWNISuN2Lp4
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Mở đầu (SGK – tr80):
Ở lớp 6, chúng ta đã biết: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông.... là các dạng năng lượng tái tạo. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức về khoa học đã học và hiểu biết thực tế, HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Gợi ý trả lời:
- Dự đoán:
+ Ưu điểm của năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Khai thác và sử dụng một số dạng năng lượng tái tạo không gây phát thải khí nhà kính, giúp bảo vệ môi trường.
+ Nhược điểm của năng lượng tái tạo là các công nghệ khai thác hiện nay có hiệu suất thấp, chi phí đầu tư ban đầu cao.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo, biên pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường- Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về năng lượng tái tạo
a. Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung SGK, thực hiện theo các hoạt động trong SGK để hình thành nội dung bài học.
c. Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện thí nghiệm, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu năng lượng tái tạo.
- HS tìm hiểu nội dụng mục I, làm việc nhóm thảo luận để trả lời Hoạt động (SGK -tr.80)+Câu hỏi (SGK -tr.81) Quan sát Hình 17.1 và cho biết: 1. Những dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo? 2. Năng lượng nào khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu....?
Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành thí nghiệm - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời, thực hiện nhiệm vụ được nêu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nội dung: vòng năng lượng trên Trái Đất. | I. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO - Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Hoạt động (SGK -tr.80) 1. Năng lượng tái tạo gồm: Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng từ dòng chảy, năng lượng nhiệt trong lòng Trái Đất, năng lượng sinh khối, năng lượng từ sóng biển. 2. Năng lượng không tái tạo (như than mỏ, dầu mỏ) khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu.
Câu hỏi (SGK -tr. 81) Cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo vì năng lượng tái tạo không gây phát thải khí nhà kính, giúp bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
a. Mục tiêu:
- HS nêu được ưu và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung SGK, thực hiện theo các hoạt động trong SGK để hình thành nội dung bài học.
c. Sản phẩm:
- Kết quả thực hiện thí nghiệm, câu trả lời của HS.
- HS nêu được ưu và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về năng lượng hóa thạch: + Năng lượng hóa thạch là gì. + Năng lượng hóa thạch hình thành từ việc phân huỷ xác các vật sống qua hàng triệu năm. Do đó, năng lượng hoá thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời. - HS làm việc nhóm thảo luận để trả lời Hoạt động (SGK -tr.81) Quan sát Hình 17.2, tìm hiểu trên sách báo, internet và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Năng lượng mặt trời được khai thác, sử dụng trong cuộc sống như thế nào? 2. Nêu đặc điểm của năng lượng mặt trời. 3. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời. - GV cho HS tìm hiểu mục Mở rộng: tiềm nưang năng lượng mặt trời ở nước ta.
- HS tìm hiểu mục 2 và trả lời Câu hỏi (SGK -tr.82)
- HS tìm hiểu mục 3 và trả lời Câu hỏi (SGK -tr.82) 1. Nêu đặc điểm của năng lượng từ sóng biển. 2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ sóng biển. - GV giao về nhà cho HS tìm hiểu mục Mở rộng (SGK).
- HS tìm hiểu mục 4 và trả lời Câu hỏi (SGK -tr.82) 1. Cho biết việc sử dụng năng lượng từ dòng sông ảnh hưởng đến môi trường như thế nào nếu:
2. Nêu ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông. - GV giao về nhà cho HS tìm hiểu mục Mở rộng (SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành thí nghiệm - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời, thực hiện nhiệm vụ được nêu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nội dung: một số dạng năng lượng tái tạo. | II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt.... 1. Năng lượng mặt trời Hoạt động (SGK -tr.81) 1. Năng lượng mặt trời được khai thác trực tiếp như để chiếu sáng, làm khô quần áo, sấy nông sản, sấy thực phẩm, làm muối, chuyển hoá thành năng lượng điện của pin mặt trời hoặc khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt để làm nóng nước, chạy nhà máy nhiệt điện,... 2. Đặc điểm: Năng lượng mặt trời luôn có sẵn trong thiên nhiên, khó có khả năng bị cạn kiệt trong tương lai gần. 3. - Ưu điểm: Khi sử dụng năng lượng mặt trời + Không gây ra tiếng ồn, + Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính. - Nhược điểm: + Giá thành sản xuất tấm pin mặt trời còn cao, + Hệ thống hấp thụ nhiệt mặt trời có hiệu suất chuyển hoá năng lượng thấp. + Trong quá trình thay các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng (trung bình 25 năm) sẽ tạo ra rác thải điện tử, chất thải rắn khó phân huỷ,... 2. Năng lượng từ gió Câu hỏi (SGK -tr.82) 1. Đặc điểm của năng lượng từ gió: + Có sẵn trong thiên nhiên. + Tốc độ gió trên đại dương thường ổn định hơn và mạnh hơn so với tốc độ gió trên đất liền nên năng lượng từ gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng. 2. - Ưu điểm: + Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính + công nghệ khai thác năng lượng từ gió phát triển mạnh, Khai thác năng lượng từ gió được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. - Nhược điểm: + Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp, + Giá thành đầu tư ban đầu cao, + Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật,... + Tua-bin điện gió có thể làm nhiễu tín hiệu phát thanh, ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các loài chim (đặc biệt là chim di cư) và dơi. 3. Năng lượng từ sóng biển Câu hỏi (SGK -tr.82) 1. Nếu vỡ đập thuỷ điện sẽ dẫn tới trữ lượng nước lớn chảy xuống hạ nguồn, gây lũ quét, sạt lở đất. - Động vật không di chuyển được từ hạ nguồn lên thượng nguồn của dòng sông dẫn tới mất cân bằng sinh thái. - Diện tích rừng giảm khi xây dựng nhà máy thuỷ điện dẫn tới xói mòn, ảnh hưởng tới môi trường đất. 2. Ưu điểm: Năng lượng từ dòng sông là năng lượng sạch, có sẵn trong thiên nhiên, ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng hoá thạch. 4. Năng lượng từ dòng sông Câu hỏi (SGK -tr.82) 1. – Nếu vỡ đập thuỷ điện sẽ dẫn tới trữ lượng nước lớn chảy xuống hạ nguồn, gây lũ quét, sạt lở đất. – Động vật không di chuyển được từ hạ nguồn lên thượng nguồn của dòng sông dẫn tới mất cân bằng sinh thái. - Diện tích rừng giảm khi xây dựng nhà máy thuỷ điện dẫn tới xói mòn, ảnh hưởng tới môi trường đất. 2. Ưu điểm: Năng lượng từ dòng sông là năng lượng sạch, có sẵn trong thiên nhiên, ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng hoá thạch. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức