Giáo án KHTN 9 kết nối - Phân môn Vật lí bài Ôn tập giữa học kì II

Giáo án Ôn tập giữa học kì II sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về nội dung kính lúp và điện: điện trở, định luật Ohm, đoạn mạch nối tiếp, song song, năng lượng của dòng điện và công suất điện.

  • Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với điện và giải được các bài tập thấu kính.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+  Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Tìm hiểu tự nhiên: 

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về về nội dung kính lúp và điện: điện trở, định luật Ohm, đoạn mạch nối tiếp, song song, năng lượng của dòng điện và công suất điện.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • HS cả lớp: SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong chương Điện và nội dung kính lúp, bài tập thấu kính.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học ở bài học trước: Trên một bóng đèn có ghi 24 V – 8 W. Cho biết ý nghĩa của các số ghi này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Đây là các chữ số định mức, nghĩa là bóng đèn sáng bình thường với công suất là 8 W khi được đặt vào hiệu điện thế 24 V.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về kính lúp và điện. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập giữa học kì II

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

Hoạt động: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản đã học.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 8 - 10 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS thiết kế sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức đã học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức triển lãm cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.

- Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức giữa học kì II

(Đính kèm dưới hoạt động)

Ví dụ: Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức giữa học kì II

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Phiếu đánh giá sản phẩm của học sinh

Nhóm:……………………..                                    Lớp:…………………..

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Nhóm

1

2

3

4

5

Nội dung

- Tóm tắt đầy đủ các nội dung chính.

- Thể hiện được logic giữa các nội dung (qua cách triển khai các chủ đề).

6

 

 

 

 

 

Hình thức

- Trình bày ngắn gọn.

- Có sáng tạo, thu hút người xem.

4

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học về ánh sáng và điện.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Thấu kính nào sau đây có thể làm kính lúp?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 4 cm.

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 4 cm.

Câu 2: Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức nào?

A. U = U­1 = U2.

B. U = U1 + U2.

C. U = |U1 – U2|.

D. U = U1 ≠ U2.

Câu 3: Cường độ dòng điện trong mạch có n điện trở mắc song song được xác định bởi công thức nào?

A. I = I1 + I2 +…+ In.

B. I = I1 = I2 =…= In.

C. I = |I1 - I2 -…- In|.

D. I ≠ I1 = I2 =…= In.

Câu 4: Dòng điện chạy qua quạt điện làm động cơ của quạt quay, kéo theo cánh quạt quay và làm cho không khí chuyển động. Khi đó năng lượng của dòng điện chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

A. Hóa năng.

B. Quang năng.

C. Nhiệt năng.

D. Động năng.

Câu 5: Năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch được tính bằng công thức

A. W = UIt2.

B. W = UIt.

C. W = U2It.

D. W = (UI)2t.

Câu 6: Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song?

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Câu 7: Đâu là phát biểu đúng của định luật Ohm?

A. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.

B. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.

C. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.

D. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

Câu 8: Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 6 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là

A. 3 Ω.

B. 4 Ω.

C. 2 Ω.

D. 9 Ω.

Câu 9: Kính lúp tạo ra ảnh có đặc điểm gì?

A. Ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 10: Năng lượng của dòng điện không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Công của lực lạ bên trong nguồn điện.

B. Cường độ dòng điện.

C. Thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch.

D. Hiệu điện thế.

Câu 11: Cho đoạn mạch AB có R1 và R2 mắc song song, biết R1 = 60 Ω, R2 = 30 Ω và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là UAB = 120 V. Cường độ dòng điện của đoạn mạch điện AB là

A. 3 A.

B. 6 A.

C. 4/3 A.

D. 1,5 A.

Câu 12: Nếu tăng chiều dài đoạn dây dẫn lên 3 lần thì điện trở của đoạn dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên 9 lần.

B. Tăng lên 3 lần.

C. Giảm đi 3 lần.

D. Giảm đi 9 lần.

Câu 13: Cho ba điện trở R1 = R2 = R3 = R4 = R mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương đương của đoạn mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. 4R.

B. 2R.

C. R/4.

D. R/2.

Câu 14: Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 7 V?

A. 3,5 V.

B. 7 V.

C. 49 V.

D. 14 V.

 ---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 KẾT NỐI TRI THỨC - PHẦN VẬT LÍ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 KẾT NỐI TRI THỨC - PHẦN VẬT LÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay