Giáo án kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)BÀI 11: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
- Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt nam hiện nay.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích được cơ sở, nguồn gốc hình thành các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-oa, Phù Nam.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được vai trò, giá trị của các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-oa, Phù Nam trong tiến trình phát triển của quốc gia – dân tộc.
- Phẩm chất
- Biết trân trọng những giá trị văn minh mà ông cha ta đã xây dựng từ thời xa xưa.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm và dụng cụ học tập liên quan đến bài học Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới.
- Nội dung: GV dẫn dắt cho HS quan sát Hình 1 tr.93 SGK và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi gợi mở sau khi quan sát hình 1. Một số hiện vật tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS kết nối với những kiến thức đã học ở cấp THCS về các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam, két hợp với việc quan sát Hình 1 (tr.93, SGK) để khởi động, tạo tình huống vài bài, nhằm kích thích tư duy của HS:
+ Các hình ảnh trong Hình 1 khiến em liên tưởng đến quốc gia cổ, nền văn minh nào trên đất nước Việt Nam?
+ Em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về các thành tựu đó.
- GV giải thích thêm:
+ Hình đầu tiên là trống đồng Ngọc Lũ (loại trống đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn, có niên đại khoảng thế kỉ V TCN) – biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội)
+ Hình ở giữa là đài thờ Trà Kiệu (có niên đại khoảng thế kỉ VII – VIII) – cổ vật có giá trị tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chăm-pa, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng).
+ Hình ngoài cùng bên phải là chiếc bình gốm ken-đi (có niên đại khoảng thế kỉ VI) – một trong những cổ vật tiêu biểu của văn hoá Óc Eo, văn minh Phù Nam.
- Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới qua một số câu hỏi mang tính định hướng. Các nền văn minh vừa được nhắc đến hình thành từ bao giờ và đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Dựa vào kiến thức đã được học về điều kiện hình thành của các nền văn minh trên thế giới và văn minh Đông Nam Á, em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- GV nêu nhiệm vụ của bài học:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân (hoặc trao đổi, thảo luận nhóm) và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 1 đến 2 HS trả lời nhanh và khái quát, không đi sâu vào nội dung chi tiết, để các em kết nối với những điều các em đã học, đã biết.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta có một nhiệm vụ học tập chính là tìm hiểu về cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của ba nền văn minh cổ: văn minh Văn Lâm Âu Lục, văn thành chán Payn văn minh Phù Nam. Vậy để biết được quá trình hình thành và những thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được những đặc điểm chính về cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nên văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Liên hệ để thấy được đặc điểm chung về cơ sở hình thành của các nền văn minh ở phương Đông nói chung.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Liên hệ để thấy được giá trị trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.94-98 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:
- Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi định hướng: Khai thác thông tin trong mục a (tr. 94, SGK), em hãy cho biết một số nét chính về điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 HS), phát Phiếu học tập để thảo luận và tìm ra thông tin hoàn thiện Phiếu học tập. - Về điều kiện tự nhiên: Để giúp HS rèn các kĩ năng khai thác lược đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh liên quan trong giờ học lịch sử, kĩ năng khai thác nội dung bài học trong SGK, GV hướng dẫn HS quan sát hình 2: + Kể tên một một số con sông chính ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. + Xác định một số từ khoá nói về điều kiện tự nhiên trong đoạn kênh chữ tuyến chính về đất đai, sông ngòi, khí hậu,... - GV giới thiệu hình 2: Sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ngày nay. Sông Hồng đã chi phối rất lớn đến điều kiện tự nhiên của cả khu vực Bắc Bộ, đồng thời trở thành tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng, nối vùng đồng bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc Bộ. Vùng lưu vực sông Hồng chính là chiếc nôi hình thành nên nền văn minh cổ đầu tiên trên đất nước Việt Nam cách đây gần 3.000 năm. - GV có thể gợi ý HS kết nối với những kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong chủ đề về văn minh Đông Nam Á để nhận thức rõ hơn về tác động của các yếu tố tự nhiên đến việc hình thành văn minh. - Về cơ sở xã hội: GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết? để thấy được cơ sở cội nguồn bản địa của văn minh Văn Lang – Âu Lạc và đọc kĩ kênh chữ chính, xác định một số từ khoá: - Cộng đồng đa tộc người (tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn minh), - Tổ chức xã hội (làng) - cơ sở để hình thành nên quốc gia,... - GV nêu câu hỏi mang tính khái quát: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào? - Căn cứ vào kết quả thu được qua các hoạt động nhận thức trên, GV định hướng để HS nêu được những kiến thức cơ bản. - Trên cơ sở kiến thức đã được hình thành ở mục a, GV dẫn dắt, định hướng HS tìm hiểu: + Trên cơ sở những điều kiện trên, nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực nào? + Mỗi lĩnh vực đã đạt được những thành tựu gì? - GV yêu cầu HS đọc, khai thác nội dung trong mục b (tr. 95 – 98, SGK) để trả lời câu hỏi. - Để HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, GV chia lớp thành bốn nhóm. Sau đó, hướng dẫn HS cách quan sát các hình ảnh (chú ý vào những chi tiết gì, chi tiết ấy phản ánh nội dung gì liên quan đến bài học), cách đọc kênh chữ chính, tư liệu,... (tìm những từ khoá), đọc các thông tin bổ sung.... * Nhóm 1: tìm hiểu về thành tựu về chính trị - GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ kết hợp quan sát sơ đồ hình 3. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang. - GV định hướng cho HS, biết được khoảng năm 2 700 TCN nhà nước đầu tiên đã ra đời ở vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. * Nhóm 2: tìm hiểu về thành tựu về sản xuất - GV hướng dẫn HS Đọc kênh chữ, kết hợp với mục Em có biết? và quan sát hình 4-6: + Mục Em có biết?: + Hình 4: Muôi đồng Việt Khê (Hải Phòng). + Hình 5: Lưỡi cày đồng Cổ Loa (Hà Nội). + GV dẫn dắt: Hình 4, 5 cho thấy đồng đã được sử dụng rất nhiều trong đời sống của người dân: công cụ sản xuất, đồ trang sức,… Muôi đồng được trang trí rất tinh xảo chứng tỏ kĩ thuật chế tác của người Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao. + Hình 6 và mục Em có biết?: Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam): Đây là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước to lớn, hình dáng cổ, hoa văn phong phú nhất. Hiện nay, trống đươc trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia và được công nhận là Bảo vật quốc gia. * Nhóm 3: tìm hiểu thành tựu về đời sống vật chất. - GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ và quan sát Hình 7. Một số họa tiết trang trí trên các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn: - GV giới thiệu: Một số hoạ tiết trang trí trên các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn: đó là hoạ tiết trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, cán kiếm ngắn Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Hoàng Hạ,... đều là những hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn. Những hoạ tiết vừa chuyển tải thông tin về đời sống vật chất. * Nhóm 4: tìm hiểu thành tựu về đời sống tinh thần. - GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ, kết hợp: + Quan sát hình 8. Một số trang sức của cư dân Đông Sơn: Trong hình là vòng ống tay bằng đồng có gắn lục lạc, khuyên tai vành khăn làm bằng đá phiến, thuỷ tinh và ngọc. Các hiện vật này cho thấy đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn đã khá phát triển, trình độ thẩm mĩ cao, kĩ thuật chế tác tinh xảo (nhất là những khuyên tai có kích thước nhỏ, mài nhẵn) chất liệu đa dạng (đồng, đá phiến, thuỷ tinh và ngọc). + Đọc Tư liệu 1: - GV khuyến khích HS khi trình bày kết hợp cả thao tác chỉ trên các hình để những HS khác cùng quan sát, điều này làm cho phần trình bày của HS trở nên sinh động, tăng tính thuyết phục, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, khai thác tư liệu lịch sử,... - Để giúp HS tổng hợp lại kiến thức và bám sát yêu cầu cần đạt, GV có thể chốt lại những ý chính trả lời cho câu hỏi tổng quát được nêu ở phần đầu của hoạt động. - Cuối mục, GV hướng dẫn HS tìm hiểu và nếu được ý nghĩa của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc qua việc khai thác Tư liệu 1, kết hợp với việc nêu một số ví dụ thực tế cho thấy giá trị của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đối với nền văn hoá, văn minh Việt Nam hiện nay: nền văn minh lúa nước,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc Tư liệu 1 và 2 SGK tr.94-98 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: + Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. + Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV gọi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và cùng góp ý, bổ sung.. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, GV chốt lại những kiến thức chính. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành và phát triển từ thiên niên kỉ 1 TCN đến vài TK đầu Công nguyên ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. a) Cơ sở hình thành * Điều kiện tự nhiên: - Hình thành trên lưu vực các dòng sông Hồng, sông Mã, sông Cả,… - Đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới gió mùa,… à Điều kiện tự nhiên thuận lợi tại lưu vực các con sông đã tạo điều kiện cho sự ra đời sớm của nền văn minh.
* Cơ sở xã hội: - Xuất phát từ cội nguồn văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 4 000 năm trước) phát triển rực rỡ trong thời kì văn hóa Đông Sơn. - Trong hơn hai thiên niên kỉ có sự thay đối lớn: sự tan rã của xã hội nguyên thủy, phân hóa xã hội và sự ra đời của nhà nước. - Cư dân sống thành từng làng à cơ sở hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – tiền đề cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của nền văn minh.
b) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nước - Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN. Kinh đô là Phong Châu (Phú Thọ). Tổ chức nhà nước còn khá sơ sài. - Tiếp nối là nhà nước Âu Lạc (208 – 179 TCN). Kinh đô ở Cố Loa (Hà Nội), đứng dầu là Thục Phán – An Dương Vương.
* Hoạt động kinh tế: - Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác như làm rẫy, làm ruộng. - Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp. - Ngoài ra các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.
* Đời sống vật chất: - Về bữa ăn: + Thành phần chính: cơm, rau, cá,… + Lương thức chính : lúa gạo. - Về trang phục: + Phụ nữ mặc váy và áo yếm. + Đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xõa ngang vai hoặc để dài búi tó. - Về nhà ở: nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nữa, lá, quây quần trong một khu vực tạo thành những xóm làng định cư. - Về đi lại: + Chủ yếu băng đường thủy: đường sông, đường biển. + Phương tiện chính: thuyền, bè,…
* Đời sống tinh thần: - Tín ngưỡng: có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực. - Nghệ thuật: + Đạt đến trính độ thẩm mĩ cao. + Tác phẩm: trống đồng, thạp đồng, thú hoặc trang trí trên các công cụ,… vừa thể hiện trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, vừa phản ảnh đời sống tinh thần phong phú. - Âm nhạc: phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
|
Phiếu học tập số 1 Họ tên: …………………………………………. Nhóm: …………
Một số nét chính về điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giúp HS có khả năng tìm kiếm, chọn lọc, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử để khám phá, tìm hiểu về các cơ sở hình thành nền văn minh Chăm-pa và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh cổ này, qua đó góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử.
- HS nêu được những cơ sở hình thành nền văn minh Chăm-pa như: điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội, ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
- HS trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa: sự ra đời của - nhà nước, hoạt động kinh tế chính, chữ viết, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, qua đó góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, cũng như vận dụng những tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề có liên quan đến những di sản của văn minh Chăm-pa trên đất nước Việt Nam hiện nay.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, 2c Hình 9-14 đọc Tư liệu 2 và 3 tr.99-103 SGK và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:
- Cơ sở hình thành nền văn minh Chăm-pa.
- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước khi đi vào nội dung của bài, GV kết nối lại kiến thức về điều kiện hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc để HS gợi nhớ lại kiến thức và có định hướng về việc liên hệ, chỉ ra những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành của các nền văn minh có trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a (tr. 99 – 100, SGK) để trả lời câu hỏi: Văn minh Chăm-pa hình thành trên khu vực nào? - GV nêu tiếp câu hỏi: Khai thác thông tin và các tư liệu, hình ảnh trong mục a, em hãy cho biết những cơ sở để hình thành văn minh Chăm-pa. + Mỗi cơ sở hình thành, GV có thể gọi 1 - 2 HS phát biểu ý kiến. GV chú ý hướng dẫn HS khai thác kĩ Tư liệu 2 và Hình 9 để làm căn cứ trả lời chính xác. * Tư liệu 2: nói về một số điều kiện tự nhiên của khu vực miền Trung nước ta, địa bàn hình thành của văn minh Chăm-pa. Với đặc điểm: đất đai phần lớn là các cồn cát, đồng bằng ven các con sông thường nhỏ hẹp, đất canh tác không màu mỡ, khí hậu khô hạn,... à không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước. Nhưng đổi lại khu vực này có phía đông mở ra biển, đây vừa là con đường giao thông chính vừa là nguồn cung cấp hải sản cho cư dân à Giúp cho cư dân sớm có truyền thống buôn bán, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển. * Hình 9: Vùng cửa sông Thu Bồn (Quảng Nam): một con sống rất rộng, hai bên bờ là những căn nhà và phố sá tấp nập người đi lại, tàu thuyền neo đậu ở các bến. Lưu vực sông Thu Bồn xưa cũng là một trong những địa bàn cư trú chính của cư dân cổ Chăm-pa, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân sớm tạo lập và phát triển nền văn minh của dân tộc mình. + Sau khi HS phát biểu, GV chốt lại ý chính. - GV nêu thêm yêu cầu cho HS: So sánh cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa với văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã tìm hiểu ở hoạt động trước để thấy được sự tương đồng, khác biệt. GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học ở các tiết trước để nêu ra những điểm giống và khác nhau: điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư. - Tiếp theo, GV dẫn dắt: Vương quốc Chăm-pa thành lập từ cuối thế kỉ II và đến thế kỉ XV thì sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Trong gần 13 thế kỉ tồn tại, nền văn minh Chăm-pa đã đạt được nhiều thành tựu. - GV đặt câu hỏi: Quan sát các hình 10 – 14 (tr. 102 – 103, SGK) và đọc thông tin trong mục b, em hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa. - GV có thể chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu những thành tựu cụ thể của văn minh Chăm-pa theo các lĩnh vực: * Nhóm 1: Tìm hiểu về sự ra đời nhà nước, kinh tế. - GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ tuyến chính về sự ra đời của nhà nước. - GV yêu cầu HS khai thác kênh chữ chính, đọc tư liệu 3 và mục Em có biết? về thành tựu kinh tế. + Tư liệu 3: Tư liệu sử dụng được trích dẫn từ cuốn Vương quốc Chăm-pa của tác giả Gioóc-giơ Mát-xpê-rô. Nội dung tư liệu chứng tỏ người Chăm xưa hiểu biết rất nhiều về canh tác nông nghiệp, họ đã biết xây dựng hệ thống tưới tiêu để phục vụ nông nghiệp. + Mục Em có biết? * Nhóm 2: Tìm hiểu về chữ viết và đời sống vật chất - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ tuyến chính về thành tựu chữ viết và đời sống vật chất trong SGK. - Với chữ viết, chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ, GV yêu cầu HS quan sát Hình 8 (tr. 82 SGK) để liên hệ với kiến thức đã học về văn minh Đông Nam Á để nhận thức rõ hơn về thành tựu chữ viết riêng của dân tộc. * Nhóm 3: Tìm hiểu về đời sống tinh thần - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ về tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội kết hợp quan sát hình 10. GV giới thiệu: Lễ hội Ka-tê được người Chăm theo Hin-đu giáo tổ chức tại tháp Pô Sa Inư (Ninh Thuận). Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng, đặc sắc và rất quan trọng đối với đồng bào Chăm, để tưởng nhớ đến những người đã khuất và các vị anh hùng dân tộc. Đây cũng là dịp mọi người nghỉ ngơi, đi thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau. Lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng bản địa (thờ cúng các vị thần, thờ cúng ông bà tổ tiên) của cư dân Chăm-pa, sau đó được bổ sung thêm nhiều nghi lễ do chịu ảnh hưởng của Hồi giáo và Ấn Độ giáo. - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ về kiến trúc, điêu khắc kết hợp quan sát hình 11-14. GV giới thiệu: + Hình 11: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Đây là một trung tâm đền tháp Ấn Độ giáo chính của Đông Nam Á, từng là nơi các vị vua Chăm-pa xưa tổ chức cúng tế, hành lễ khi tiếp nhận ngai vàng và trong những dịp lễ quan trọng nhất của cộng đồng. Đến nay, Mỹ sơn vẫn là một trong những di tích kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á, phản ánh sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia Đông Nam Á với các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ) và sức sáng tạo tuyệt vời của cư dân Chăm-pa xưa. + Hình 12: Tháp Bà Pô Na-ga ở Nha Trang (Khánh Hoà). Đây là một quần thể kiến trúc Chăm lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, thờ Nữ vương Po Ina Nagar, là vị thần tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo theo quan niệm của người Chăm. Đây cũng là địa điểm diễn ra lễ hội nhiều nhất trong năm của đồng bào Chăm ở Nha Trang. Với giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc độc đáo, hằng năm, tháp Bà thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương và tham quan. + Hình 13: Tượng Phật Đồng Dương (Quảng Nam). GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong phần Em có biết? để hiểu được giá trị của tác phẩm nghệ thuật này cũng như thành tựu điêu khắc của văn minh Chăm-pa. + Hình 14: Phù điêu Krít-na Gô-va-ha-na Khương Mỹ (Quảng Nam). Đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo được tìm thấy tại khu tháp Khương Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Trên bức phù điêu, các nhà điêu khắc Chăm-pa đã mô tả hình tượng vị anh hùng Krít-na dựa theo những chi tiết trong thần thoại Ấn Độ giáo bằng ngôn ngữ tạo hình riêng của nghệ thuật Chăm-pa. Krít-na ở vị trí trung tâm đứng trụ vững chắc, tay phải giơ cao nâng ngọn núi Gô-va-ha-ra để che chở cho dân làng và đàn gia súc của họ, tay trái oai vệ đặt ngang hông. - GV khuyến khích HS khi trả lời cần có sự đối chiếu, so sánh với các thành tựu tương tự của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Em hãy lựa chọn và giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất của văn minh Chăm-pa. + GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, giúp HS xâu chuỗi lại toàn bộ các thành tựu chính của văn minh Chăm-pa, từ đó lựa chọn và giới thiệu một thành tựu các em ấn tượng nhất. + GV lưu ý HS lựa chọn bất cứ thành tựu nào, miễn các em có thể đưa ra những lập luận để lí giải một cách hợp lí cho sự lựa chọn đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, Hình 9-14 đọc Tư liệu 2 và 3 tr.99-103 SGK và trả lời câu hỏi. - GV quan sát các nhóm để hướng dẫn hoặc hõ trợ HS làm việc hiệu quả. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về: + Cơ sở hình thành nền văn minh Chăm-pa. + Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa. - GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét và chốt lại những nội dung chính HS cần nắm vững. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa a) Cơ sở hình thành * Điều kiện tự nhiên: Hình thành trên khu vực miền Trung nước ta - Đất đai chủ yếu là các cồn cát khô hạn, khí hậu khô nóng, không thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Có đường bở biển dài, nhiều vũng vịnh,… phát triển buôn bán cảng biển.
* Cơ sở xã hội: - Dân cư có nguồn gốc bản địa: cư dân Sa Huỳnh (nền văn hóa rất sớm mang dấu ấn văn hóa biển) kết hợp với một số nhóm người khác tạo nên nền văn minh Chăm-pa. - Cơ cấu xã hội là liên minh cụm, làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao à Cơ sở qun trọng cho sự hình thành nhà nước Chăm-pa sau này.
* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ: - Cư dân Sa Huỳnh tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua hoạt động của thương nhân, tiếp thu những giá trị văn hóa trên nhiều lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, kiến trúc, chữ viết,… để sáng tạo ra những thành tựu riêng của dân tộc mình.
b) Một số thành tựu tiêu biểu.
- Sự ra đời của Nhà nước Lâm Ấp năm 192 đầu Công nguyên (sau này gọi là Chăm-pa) với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình chuyên chế trung ương tập quyền và ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. - Hoạt động kinh tế + Nổi bật nhất là thương mại đường biển: là cầu nối buôn bán quốc tế quan trọng với nhiều cảng: Đại Chiêm (Quảng Nam), Thị Nại (Bình Định),… + Cư dân Chăm-pa trao đổi buôn bán với các nước: bán trầm hương, ngọc trai,… và mua các mặt hàng như thủy tin, mã não (Thái Lan).
- Chữ viết : Trên cơ sở tiếp thu chữ viết của Ấn Độ, người Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. - Đời sống vật chất: + Trang phục chính là một mảnh vải (ka-ma) quấn quanh người, mùa đông khoác thêm một cái áo dày. Dân chúng đi chân đất, vua, quan đi dép, giày. + Nhà ở: nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét côi ở ngoài. + Bữa ăn: thành phần chính là cơm, rau, cá,..
- Đời sống tinh thần: đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: + Tín ngưỡng, tôn giáo: Trước khi tiếp xúc với các nền văn hoá bên ngoài, cư dân Chăm-pa có đời sống tinh thần phong phú, duy trì tín ngưỡng bản địa. Tôn giáo Chăm-pa chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo,... + Kiến trúc, điêu khắc: Ngày nay còn nhiều di tích, công trình kiến trúc tôn giáo quan trọng như Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa),… Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bước tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp,…
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn minh Phù Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Có khả năng tìm kiếm, chọn lọc, khai thác thông tin trong SGK và các nguồn tư liệu lịch sử để khám phá, tìm hiểu về các cơ sở hình thành nền văn minh Phủ Nam và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh cổ này, qua đó góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử.
- Biết vận dụng những tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề có liên quan đến những di sản của văn minh Phù Nam trên địa bàn khu vực Nam Bộ ngày nay.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 3a, 3b, 3c, tư liệu 4-6, Hình 15-19 tr.103-107 SGK và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:
- Cơ sở hình thành nền văn minh Phù Nam.
- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Phù Nam.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước khi đi vào nội dung của bài, GV có thể kết nối kiến thức về điều kiện hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc và văn minh Chăm-pa để HS nhớ lại kiến thức đã học và có ý niệm so sánh về điều kiện hình thành của cả ba nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. - GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin mục a (tr. 103 – 104, SGK) để trả lời câu hỏi: Văn minh Phù Nam hình thành trên khu vực nào? - GV có thể sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam để định vị một cách tương đối phạm vi của văn minh Phù Nam. - GV đưa ra câu hỏi: Khai thác thông tin và tư liệu, hình ảnh trong mục a, em hãy cho biết những cơ sở để hình thành văn minh Phù Nam? + Mỗi cơ sở hình thành, GV có thể gọi 1 – 2 HS phát biểu ý kiến. GV lưu ý HS khai thác kĩ Tư liệu 4 và Hình 15 để làm căn cứ trả lời chính xác: * Tư liệu 4: được trích dẫn từ cuốn Khảo cổ học Óc Eo và Phù Nam của tác giả Đặng Văn Thắng: là sự tổng hợp các kết quả khai quật khảo cổ học ở nhiều địa điểm như di cốt Cạnh Đền (Kiên Giang), An Sơn (Long An), Giồng Cá Võ, Giống Phệt (Thành phố Hồ Chí Minh),... Với vị trí địa lí thuận lợi, Phù Nam sớm là nơi giao thoa của nhiều cư dân, tộc người trên thế giới, trong đó, chủ yếu là các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Ma-lay-ô – Pô-li-nê-di của ngữ hệ Nam Đảo. * Hình 15: Nổi và cà ràng (bếp đun) bằng đất nung – một trong những hiện vật tiêu biểu của văn hoá tiến Óc Eo. Hiện vật này được tìm thấy trong di chỉ Giống Cá Võ (Thành phố Hồ Chí Minh). Cà ràng là loại di vật rất phổ biến trong các di chỉ thuộc giai đoạn tiền Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình bếp này gắn liền với cuộc sống hàng ngày của cư dân tiên Óc Eo và là một vật dụng quan trọng. Vì vậy mà trong các di chỉ mộ tang, số lượng cả ràng minh khi được tìm thấy rất nhiều. + Sau khi HS phát biểu, GV chốt lại ý chính. - GV đặt câu hỏi: So sánh cơ sở hình thành văn minh Phù Nam với văn minh Chăm-pa, em thấy có những điểm gì tương đồng và khác biệt? + GV gợi ý cho HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước và nội dung mới học để nêu ra những điểm giống và khác nhau. + GV phát Phiếu học tập số 2 cho HS để so sánh, tìm ra điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của hai nền văn minh này. - GV tiếp tục dẫn dắt: Một trong những biểu hiện của văn minh và cũng là thành tựu của văn minh là sự ra đời nhà nước. Sau đó GV đặt câu hỏi: Nhà nước Phù Nam ra đời khi nào? Và được tổ chức thế nào? + GV hướng dẫn HS khai thác nội dung trong SGK, chú ý nội dung trong Tư liệu 5 để tìm dữ liệu trả lời câu hỏi. GV có thể gọi một vài HS phát biểu, mỗi HS có thể trả lời 1 ý hoặc cả 2 ý được hỏi, tuỳ theo khả năng của các em * Tư liệu 5: được trích dẫn từ cuốn Vương quốc Phù Nam của tác giả Lương Ninh. Nội dung tư liệu chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ, mở rộng ảnh hưởng của Vương quốc Phù Nam giai đoạn khoảng thế kỉ III – V. Đây là giai đoạn lãnh thổ Phù Nam rộng lớn nhất, gồm cả một phần lãnh thổ Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a ngày nay. Các vương quốc Đốn Tốn, Xích Thổ, Chân Lạp,... phải thần phục, cống nạp cho Phù Nam. - GV chốt lại nội dung và nhấn mạnh để giúp HS hiểu rõ hơn: Vương quốc Phù Nam được ra đời trên cơ sở phát triển liên tục của các nền văn hoá thời kì tiền Óc Eo. Nhiều hiện vật được tìm thấy đã chứng tỏ tính chất bản địa của cư dân Phủ Nam như nói nấu kim loại, khuôn đúc bằng đá,… - GV đặt câu hỏ định hướng cho nội dung tiếp theo: Quan sát các hình 16, 17 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu về kinh tế của văn minh Phù Nam. + GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong mục, đồng thời chú ý khai thác nội dung Tư liệu 6, và quan sát kĩ hình 16, 17. * Tư liệu 6: được trích dẫn từ cuốn Văn hoá Óc Eo và các văn hoá đồng bằng sông Cửu Long do Sở Văn hoá và Thông tin An Giang xuất bản: nêu rõ những sản phẩm của cư dân Óc Eo gồm các sản phẩm thô, khai thác từ tự nhiên như: trầm hương, chim công, ngà voi,... và các sản phẩm thủ công làm ra như: đồ thuỷ tinh, vàng bạc, đồ ngọc... Đây là những sản phẩm được cư dân Phù Nam dùng để trao đổi, buôn bán với thương nhân các nước trong khu vực và Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư.... * Hình 16: Một số đồng tiền thuộc văn hoá Óc Eo. Đây là ba trong số những đồng tiền bằng kim loại (bạc, kẽm) được tìm thấy trong các di chỉ thuộc văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ. Ngoài đóng tiền nguyên vẹn, có đồng được cắt đôi, cắt tư, cắt tám và cắt 16 để làm tiền lẻ tiêu dùng. Tiên Phù Nam không chỉ tìm thấy ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long của nước ta mà còn tìm thấy ở vùng ven biển vịnh Thái Lan, Mi-an-ma, bán đảo Mã Lai. Điều này chứng minh cho sự giao thương buôn bán cũng như sự ảnh hưởng của Phủ Nam trong khu vực Đông Nam Á. * Hình 17: Đồng tiền vàng La Mã tìm thấy trong di chỉ Óc Eo. Đây là một trong hai đồng tiền vàng tìm thấy trong di thi văn hoá Óc Eo. Trên một mặt đồng tiền có đúc hình mặt người nhìn nghiêng có mũi cao và thẳng. Đó là hình đầu hoặc bản thân của một vị hoàng đế. Trên mặt có thể đúc tên hoặc tên hiệu của hoàng đế La Mã. Việc tìm thấy đồng tiền vàng La Mã ở Phủ Nam chứng minh cho sự giao thương kinh tế mạnh mẽ của vương quốc này với thế giới ở thời kì phát triển đỉnh cao. Phù Nam trở thành nơi giao thương, buôn bản, trao đổi hàng hoá của thương nhân các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ,… + Sau khi gọi HS phát biểu, GV chốt lại ý. - GV đặt câu hỏi: Quan sát các hình 18, 19 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Phù Nam. - GV có thể chia lớp thành hai nhóm. * Nhóm 1: tìm hiểu những thành tựu về đời sống vật chất (hoạt động ăn, ở, mặc, đi lại). GV hướng dẫn nhóm khai thác thông tin (tr.106, SGK) và chú ý quan sát Hình 18, mục Em có biết? để tìm dữ liệu trả lời câu hỏi. + Hình 18: Một số đồ trang sức của cư dân Phù Nam. Đây là ba trong số nhiều các hiện vật trang sức được tìm thấy trong các di chỉ thuộc văn hoá Óc Eo, gồm vòng tay bàng vàng. chuỗi hạt bằng đá, chuỗi hạt bằng thuỷ tinh. Các hiện vật được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, tỉnh thẩm mĩ cao, chạm khắc tinh xảo. Cùng với nhiều hiện vật khác được tìm thấy đã chứng tỏ trình độ thợ kim hoàn, thợ thủ công của Vương quốc Phù Nam rất cao, sản phẩm họ làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cư dân bản địa, mà còn trở thành mặt hàng trao đổi, buôn bản với thương nhân các nước. + Mục Em có biết? * Nhóm 2: tìm hiểu những thành tựu về đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo phong tục tập quán). GV hướng dẫn nhóm khai thác thông tin (tr.106 – 107, SGK) và quan sát các hình 19.1, 19.2 để tìm dữ liệu trả lời câu hỏi. + Hình 19.1: Tượng Phật bằng gỗ thuộc văn hoá Óc Eo tìm thấy ở di tích Bình Hoà (Long An). Tượng Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, tóc xoắn ốc, mặc áo choàng hở vai, tay trái nắm mép áo, tay phải trong tư thế ban phúc. Tượng được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013. Việc tìm thấy tượng Phật trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ là minh chứng cho sự du nhập của Phật giáo ở Vương quốc Phù Nam. + Hình 19.2: Tượng thần Vi-snu tại di chỉ Gò Tháp Mười (Đồng Tháp). Đây là một trong hai tượng thần Visnu tìm thấy ở Đồng Tháp, tượng được khai quật năm 1998 và được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013. Tượng màu xám trắng, tạc ở tư thế đứng trên bệ hình chữ nhật, phần dưới bệ tạc liền khối với chốt cảm tiết diện hình tam giác. Đây là tác phẩm điêu khắc đá cổ rất tinh xảo, được xem là một trong những tác phẩm Vi-sau đẹp nhất còn lại đến ngày nay của cư dân Phù Nam. Việc tìm thấy tượng thần Vi-snu trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ là minh chứng cho sự phát triển của Hin-đu giáo thời Vương quốc Phù Nam. + Trong quá trình 2 nhóm làm việc, GV cần quan sát các nhóm để hướng dẫn hoặc hỗ trợ HS làm việc hiệu quả. + Sau khi HS thảo luận, GV gọi đại diện của 2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. Nhóm còn lại lắng nghe, sau đó đưa ra ý kiến nhận xét hoặc bổ sung thêm. + Sau khi hai nhóm trả lời xong, GV tổng hợp và đưa ra ý kiến nhận xét về phần trả lời. - GV khuyến khích HS trả lời có sự đối chiếu, so sánh với các thành tựu tương tự của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và văn minh Chăm-pa (nếu có thể). - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Em hãy lựa chọn và giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất của văn minh Phù Nam. + GV giúp HS xâu chuỗi lại toàn bộ các thành tựu chính của văn minh Phù Nam, từ đó lựa chọn và giới thiệu một thành tựu mà các em ấn tượng nhất. + GV lưu ý HS lựa chọn bất cứ thành tự nào, miền các em có thể đưa ra những lập luận để lí giải cho sự lựa chọn đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 3a, 3b, 3c, tư liệu 4-6, Hình 15-19, mục Em có biết? tr.103-107 SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày về: + Cơ sở hình thành nền văn minh Phù Nam. + Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Phù Nam. - GV mời các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét ý kiến của các nhóm HS, chốt lại những điểm chính. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Tìm hiểu về văn minh Phù Nam a) Cơ sở hình thành * Điều kiện tự nhiên: Ra đời trên khu vực hạ lưu sông Mê Công – khu vực bằng phẳng, đất đai màu mỡ, được bồi đắp hằng năm, địa bàn có nhiều kênh rạch chẳng chịt, thuật lợi đi lại, trao đổi buôn bán bằng thuyền bè. * Cơ sở xã hội: Là nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người thuộc ngôn ngữ Nam Đảo: + Biết phát huy thế mạnh sản xuất của mình: đi biển, làm noog nghiệp,… + Hình thành nên các cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội ban đầu: làng nông – chài – thương nghiệp à Tiền đề hình thành các đô thị sơ khai, cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước Phù Nam vào khoảng đầu Công nguyên. * Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ: - Chú yếu qua hoạt động thương mại. - Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, kiến trúc, chữ viết,…
b) Một số thành tựu tiêu biểu * Sự ra đời của nhà nước: - Ra đời khoảng đầu Công nguyên. - Địa bàn hình thành: Nam Bộ ngày nay. - Tổ chức nhà nước ngày càng hoàn thiện à Cơ sở để Phù Nam phát triển mạnh mẽ và vươn lên thống trị nhiều vương quốc trong khu vực như Chân Lạp, Đôn Tốn, Xích Thổ,… vào giai đoạn thịnh đạt (TK III – V).
* Hoạt động kinh tế: Phát triển nhiều ngành như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,… - Hoạt động thương mại đường biển là quan trọng nhất. Thương nhân từ nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ,… đến đây buôn bán. - Việc tìm thấy nhiều đồng tiền bằng kim loại, đặc biệt là đồng tiền La Mã ở Phù Nâm là minh chứng rất sinh động cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa, của việc giao lưu buôn bán giữa Phù Nam với các nước khác vào thời điểm đó.
* Đời sống vật chất: - Nhà ở: nhà sàn bằng gỗ để phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng sông nước. - Đi lại: bằng thuyền, bên cạnh đó sử dụng sức kéo trâu, bò, ngựa,… - Trang phục nam, nữ: đơn giản kết hợp với nhiều đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, nhẫn,…
* Đời sống tinh thần: phong phú - Tín ngưỡng: đa thần. - Tôn giáo chịu ảnh hưởng từ Án Độ, đặc biệt là Phật giáo, Hin-đu giáo,… - Phong tục, tập quán rất đặc sắc với nhiêu quy định, nhất là trong việc chôn cất người chết, đám cưới.
|
Phiếu học tập số 2
Họ tên: …………………………………………. Nhóm: …………
So sánh cơ sở hình thành văn minh Phù Nam với văn minh Chăm-pa, em thấy có những điểm gì tương đồng và khác biệt?
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bài tập, thông qua đó góp phần hình thành/củng cố năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
- Nội dung: GV phát cho HS Phiếu học tập trắc nghiệm tổng kết, củng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho những câu hỏi trắc nghiệm của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho HS Phiếu học tập trắc nghiệm tổng kết, củng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Phiếu trắc nghiệm Họ tên:........................................... Dựa vào nội dung bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước, em hãy khoanh tròn đáp án đúng vào những câu hỏi dưới đây: Câu 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hóa nào? A. Văn hóa Sa Huỳnh. B. Văn hóa Đông Sơn. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Đồng Nai. Câu 2. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? A. Trống đồng Ngọc Lũ. B. Tượng Phật Đông Dương. C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tiền đồng Óc Eo. Câu 3. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao. B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia. C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,... D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Câu 4. Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa? A. Lễ hội Cơm mới. B. Lễ hội Oóc Om Bóc. C. Lễ hội Ka-tê. D. Lễ hội Lồng tồng. Câu 5. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì? A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ. B. Chịu ảnh hưởng bới văn minh Trung Hoa. C. Hình thành ử vùng đồi núi khô cằn. D. Hình thành ở lưu vực các con sông. Câu 6. Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu bieur của văn minh Chăm-pa? A. Thành Cổ Loa. B. Tháp Bà Pô Na-ga. C. Cảng thị Óc Eo. D. Tháp Phổ Minh. Câu 7. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Đại Việt. B. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Phù Nam. C. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Hoa. D. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây phản ảnh đúng đặc điểm của vướng quốc Phù Nam? A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á. B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. Câu 9. Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây? A. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy. B. Kinh tế vườn – ao – chuồng. C. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi. D. Kinh tế chăn nuôi gia súc. Câu 10. Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam? A. Hồi giáo B. Hin-đu giáo và Phật giáo. C. Công giáo. D. Nho giáo. |
--------------Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án word + Powerpoint 10 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 lịch sử 10 kết nối tri thức bản word