Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 11 (Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Hoàn thành phát biểu sau: "Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích ... của chương trình và các lỗi phát sinh trong tương lai"?
A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
B. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí.
C. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi.
D. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
Câu 2: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?
A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn.
B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Thuật toán tìm kiếm tuần tự một số trong dãy số A dừng khi nào?
A. Nếu tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A.
B. Nếu tìm đến giá trị cuối trong dãy số mà không tìm thấy giá trị cần tìm.
C. Nếu tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A hoặc nếu tìm đến giá trị cuối trong dãy số mà không tìm thấy giá trị cần tìm.
D. Đáp án khác
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?
A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
B. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
C. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng
D. Độ dài tối đa của mảng là 255
Câu 5: Mệnh đề GROUP BY ... HAVING có chức năng gì?
A. Phân hoạch các bộ của một quan hệ thành các nhóm riêng biệt
B. Áp dụng các phép toán gộp nhóm
C. Phân hoạch các bộ của một quan hệ thành các nhóm riêng biệt và áp dụng các phép toán gộp cho các nhóm
D. Tách các quan hệ thành các quan hệ con, không tổn thất thông tin
Câu 6: Nhà quản trị CSDL không có phẩm chất nào sau đây?
A. Kiến thức về cơ sở dữ liệu
B. Kỹ năng thiết kế cơ sở dữ liệu
C. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
D. Đáp án A, B
Câu 7: Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..10] of integer ;
Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng?
A. a[10];
B. a(10);
C. a[9];
D. a(9);
Câu 8: Em hãy chỉnh sửa thuật toán tìm tuần tự để tìm ra tất cả các phần tử trong dãy bằng giá trị cần tìm, biết dãy đó có nhiều phân tử bằng giá trị cần tìm?
A. Không dừng ngay khi tìm thấy số đầu tiên bằng x mà vẫn tiếp tục kiểm tra đến cuối dãy.
B. Thêm biến đếm, bắt đầu với đếm =0, mỗi khi thấy số đang xét = x thì tăng đếm lên 1 đơn vị.
C. Đáp án A, B đều đúng
D. Đáp án A, B đều sai
Câu 9: Cho dãy A= {0, 4, 8, 10, 12,14, 17, 18, 20, 31, 34, 87}. Thay vị lần lượt lật các thẻ từ đầu đến cuối, bạn Minh đã chơi như sau: Đầu Tiên Minh lật thẻ ở giữa, sau đó tuỳ theo số ghi trên thẻ là lớn hơn hay nhỏ hơn số K mà lạt tiếp thẻ ở ngay bên trái hoặc ngay bên phải thẻ ở giữa. Trong trường hợp này, số lần nhiều nhất mà Minh phải lật để tìm ra thẻ in số K là bao nhiêu?
A. cần duyệt 10 phần tử để tìm ra phần từ có giá trị bằng 34
B. cần duyệt 6 phần tử để tìm ra phân tử có giá trị bằng 34
C. Nếu số bé hơn K lật 10 lần, số lớn hơn K lật 1 lần
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Em hãy trình bày ý tưởng của mình để giải bài toán sắp xếp với dãy có 4 phần tử?
A. Đảo giá trị 2 biến
B. Sắp xếp hoặc chèn 2 biến
C. Cả A,B đều đúng
D. Cả A,B đều sai
Câu 11: Hai tiêu chỉ đánh giá độ phức tạp tính toán quan trọng nhất là gì?
A. thời gian thực hiện và không gian bộ nhớ sử dụng
B. tính đúng và không gian bộ nhớ
C. thuật toán và lập luận bài toán
D. thời gian và tính tối ưu
Câu 12: Áp dụng các quy tắc trên để tính độ phức tạp của các hàm thời gian sau:
Tính = n3 + nlogn + 2n + 1.
A. O(n3 ) + 1.
B. 3O(n4 ) + 10.
C. O(n2 ) + 1.
D. O(n4 ) + 10.
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
S=0;
for(i=1;i<=n;i++) s=s+a[i];
Đoạn chương trình trên thực hiện:
A. Tính tổng các phần tử của mảng a.
B. In ra màn hình mảng a.
C. Đếm số phần tử của mảng a.
D. Không thực hiện việc cả.
Câu 15: Cho khai báo sau:
int a[16];
Câu lệnh nào dưới đây sẽ in ra tất cả các phần tử của mảng trên?
A. for (i=1;i<=16 ;i++) cout<<a[i];
B. for (i=0;i<=16 ;i++) cout<<a[i];
C. for (i=1;i<16 ;i++) cout<<a[i];
D. for (i=0;i<16 ;i++) cout<<a[i];
Câu 16: ............................................
............................................
............................................