Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 11 (Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc gay
B. Một bức tranh đầy màu sắc
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm
D. Một bài thơ lục bát
Câu 2: Mục đích của phân tích cú pháp là gì?
A. Phát hiện lỗi không đúng quy cách của chương trình.
B. Phát hiện các đối tượng trùng lặp.
C. Phát hiện lệnh điều khiển trong chương trình.
D. Xây dựng cây cú pháp để phân tích chương trình.
Câu 3: Người theo ngành thiết kế và lập trình cần có những đặc điểm nào?
A. Kiên trì, đam mê.
B. Tư duy logic và chính xác.
C. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
D. Tất cả những đặc điểm trên.
Câu 4: Lỗi ngữ nghĩa có phải lúc nào cũng được máy tính tự phát hiện khi chạy không?
A. Có
B. Không
C. Chỉ trong một số trường hợp
D. Khi chạy trên trình thông dịch
Câu 5: Khẳng định “ Trong mọi chương trình chỉ có đúng một phép toán tích cực” là đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
C. Chưa đủ dữ liệu
D. Ý kiến khác
Câu 6: Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình:
A. Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm.
B. Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà.
C. Cả A và B.
D. Người lao động không cần phải biết tiếng anh.
Câu 7: Chương trình dưới được thiết kế có bao nhiêu mô đun?
A. 2 mô đun
B. 5 mô đun
C. 1 mô đun
D. 3 mô đun
Câu 8: Công đoạn “lập trình” là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Câu 9: Thư viện chương trình là:
A. tập hợp các hàm được đtặ trong các mô đun độc lập để dùng chung cho nhiều chương trình khác nhau.
B. các lệnh import có chức năng đưa thư viện vào bộ nhớ
C. đặt tệp chương trình này cùng thư mục với tệp thư viện
D. các hàm thư viện được viết một lần và sử dụng nhiều lần
Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào SAI?
A. Các nghề thiết kế và lập trình đều đòi hỏi người làm nghề cùng có chung một số đặc điểm ví dụ như: kiên trì, đam mê; tư duy logic, chính xác; tự học, sáng tạo; đọc hiểu tiếng Anh.
B. Hiện nay có nhiều phần mềm trò chơi rất phong phú, miễn phí ở trên mạng, nên không cần đào tạo thêm nhân lực để phát triển phần mềm trò chơi nữa.
C. Lập trình ứng dụng web trở nên rất sôi động, một phần nhờ có sự bùng nổ ở thị trường phát triển ứng dụng trên thiết bị di động.
D. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, chất lượng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh trở thành yếu tố có giá trị cạnh tranh rất lớn.
Câu 11: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
A. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thống, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.
B. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.
C. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh.
D. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.
Câu 12: Cách viết một hàm thư viện sắp xếp chèn nào sau đây là đúng?
A. def nhap_day_so():
"""Hàm nhập dãy số từ bàn phím"""
n = int(input("Nhập số lượng phần tử của dãy: "))
a = []
for i in range(n):
a.append(int(input(f"Nhập phần tử thứ {i+1}: ")))
return a
B. def sap_xep_chen(a):
"""Hàm sắp xếp dãy số bằng phương pháp sắp xếp chèn"""
for i in range(1, len(a)):
key = a[i]
j = i - 1
while j >= 0 and key < a[j]:
a[j+1] = a[j]
j -= 1
a[j+1] = key
return a
C. def sap_xep_chon(a):
"""Hàm sắp xếp dãy số bằng phương pháp sắp xếp chọn"""
for i in range(len(a)):
min_idx = i
for j in range(i+1, len(a)):
if a[j] < a[min_idx]:
min_idx = j
a[i], a[min_idx] = a[min_idx], a[i]
return a
D. def sap_xep_noi_bot(a):
"""Hàm sắp xếp dãy số bằng phương pháp sắp xếp nổi bọt"""
for i in range(len(a)):
for j in range(0, len(a)-i-1):
if a[j] > a[j+1]:
a[j], a[j+1] = a[j+1], a[j]
return a
Câu 14: Định hướng nghề dựa trên:
A. Khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm nghành nghề.
B. Mức lương của nghành nghề.
C. Nguyện vọng của gia đình.
D. Theo số đông bạn bè.
Câu 15: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
1) Người làm nghề thiết kế và lập trình có nhiều cơ hội việc làm vì hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty phần mềm.
2) Nhân lực cho các công ty phát triển phần mềm đã bão hoà nên cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nghề thiết kế và lập trình hầu như không có.
3) Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực mới phát triển nên sản phẩm phần mềm cho các lĩnh vực mới đó sẽ rất đa dạng, do đó nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nghề thiết kế và lập trình ngày một tăng cao.
4) Chỉ có các công ty sản xuất phần mềm chuyên nghiệp mới cần nhân lực về thiết kế và lập trình.
A. 1, 2, 3
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 2, 3, 4
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:Cho đoạn thông tin:
Khi thiết kế chương trình bằng phương pháp làm mịn dần cần thực hiện 03 bước sau:
Bước 1: Thiết lập ý tưởng thiết kế ban đầu
Bước 2: Tìm tất cả các cặp chỉ số (i, j) - đây là bước quan trong nhất. Điều này yêu cầu sự chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo rằng tất cả các mối quan hệ đều được xem xét.
Bước 3: Kiểm tra tính nghịch đảo của cặp (i,j)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Bước thứ hai là bước quan trọng nhất trong phương pháp làm mịn dần.
b) Tìm cặp chỉ số (i, j) là một phần của quy trình thiết kế chương trình.
c) Không cần kiểm tra tính chính xác của các cặp chỉ số (i, j).
d) Mọi chương trình đều có thể áp dụng phương pháp làm mịn dần mà không cần điều chỉnh.
Câu 2:Cho đoạn thông tin:
Một trong những lợi ích của thiết kế chương trình theo mô đun là khả năng tái sử dụng mã nguồn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian phát triển và tăng tính ổn định của chương trình.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Tái sử dụng mã nguồn không phải là một lợi ích của thiết kế theo mô đun.
b) Thiết kế theo mô đun giúp tăng tính ổn định của chương trình.
c) Việc tái sử dụng mã nguồn có thể làm tăng thời gian phát triển.
d) Mỗi mô đun có thể được phát triển độc lập với nhau.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................