Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 11 (Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01
Câu 1:Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ IndexError, nên xử lý như thế nào?
A. Kiểm tra lại giá trị số chia.
B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.
Câu 2: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, ta thực hiện hoán đổi giá trị các phần tử liền kề khi nào?
A. Giá trị của chúng tăng.
B. Giá trị của chúng giảm.
C. Giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Giá trị của chúng không bằng nhau.
Câu 3: Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo "Tìm thấy".
C. Thông báo "Tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo "Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng một chiều là phù hợp?
A. Là một tập hợp các số nguyên
B. Độ dài tối đa của mảng là 255
C. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
D. Mảng không thể chứa kí tự
Câu 5: Các phép toán gộp nhóm được sử dụng sau mệnh đề nào?
A. SELECT
B. WHERE
C. GROUP BY
D. FROM
Câu 6: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?
A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.
B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên
C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.
D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.
Câu 7: Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho:
A. chèn thêm phần tử
B. truy cập đến phần tử bất kì
C. xóa một phần tử
D. chèn thêm phần tử và xóa phần tử
Câu 8: Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sếp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 9: Ý tưởng của thuật toán sắp xếp chèn là:
A. thực hiện vòng lặp duyệt từ phần tử thứ hai đến cuối dãy.
B. thực hiện vòng lặp với chỉ số i chạy từ 0 (phần tử đầu tiên) đến n – 2 (phần tử gần cuối).
C. thực hiện nhiều vòng lặp, kiểm tra hai phần tử cạnh nhau, nếu chúng chưa sắp xếp đúng thì đổi chỗ.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?
A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.
B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
D. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
Câu 11: Tính độ phức tạp của các hàm thời gian sau:
Tính = 2n(n - 2) + 4.
A. O(n) - tuyến tính
B. O(n^{3}) - lũy thừa
C. O(n^{1}) - lũy thừa
D. O(n^{5}) - lũy thừa
Câu 12: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:
A. Bộ nhớ RAM
B. Bộ nhớ ROM
C. Bộ nhớ ngoài
D. Các thiết bị vật lí
Câu 14: Khai báo mảng hai chiều nào sau đây là sai?
A. var m : array[1..10] of array[0..9] of integer;
B. var m : array[1..20,1..40] of real;
C. var m : array[1..9;1..9] of integer;
D. var m : array[0..10,0..10] of char;
Câu 15: Thuật toán tìm kiếm tuần tự có thể giúp em:
A. Tìm số điện thoại trong danh bạ để biết người đã gọi đến.
B. Tìm bạn học sinh cùng tháng sinh nhật với em trong danh sách lớp.
C. Tìm một bạn trong bức ảnh chụp tập thể lớp.
D. Cả A, B và C.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................