Giáo án kinh tế và pháp luật 10 kết nối bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp (3 tiết)

Giáo án bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp (3 tiết) sách kinh tế và pháp luật 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của kinh tế và pháp luật 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án kinh tế và pháp luật 10 kết nối bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 16: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống bên quan đến Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: hiểu được một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng Đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

  1. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện Hiến pháp.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.

- Một số clip, hình ảnh, thông tin, tình huống, khẩu hiệu,... có nội dung liên quan tới bài học;

- Giấy A4, phiếu học tập, đỗ dùng sắm vai;

-  Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm và sự hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 đề dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV gọi một vài HS nêu khẩu hiệu về Hiến pháp mà HS đã biết.
  4. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể về quyền và nghĩa vụ của HS.

- GV nêu câu hỏi: Theo em, quyền và nghĩa vụ của HS có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: HS là những công dân nhỏ tuổi, là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó HS được Nhà nước bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và phải thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Điều đó thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, đảm bảo, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bài học này sẽ giúp các em biết được các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để từ đó có thái độ, hành vi tích cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH kiến THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK, đưa ra và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

   GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.

2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong trả lời câu hỏi của các HS.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận:

1/ Con người có các quyền: quyền bình đẳng; quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền khiểu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dảnh, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phấn vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tếkhác; quyền tự do kinh doanh trong những ngảnh nghế mà pháp luật không cấm; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoè, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền được sống trong môi trường trong lành;...

+ Trong trường hợp 2, cô T đã phát hiện em bé bị bỏ rơi, đưa em đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, nhận em làm con nuôi và chăm sóc, nuôi dưỡng em. Việc làm của cô T đã đảm bảo quyền sống, quyền được chăm sóc sức khỏe cho em bé.

+ Trong trường hợp 3, gia đình H đã tới cơ quan công an trình báo và yêu cầu cơ quan công an can thiệp xử lí N vi N đã dùng vũ lực bắt và giam giữ H trái luật. Hành vi của N đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của H.

2/ Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp: Quy định của Hiến pháp về quyền con người là cơ sở pháp lí để bảo vệ con người, chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người. Đồng thời, các quy định này cũng thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng.

1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;  Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 4: Cơ chế thị trường

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 6: Thuế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: SẢN XUẤT KINH DOẠN VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 9: Dịch vụ tín dụng

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giáo án kinh tế và pháp luật 10 kết nối bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật (3 tiết)
Giáo án kinh tế và pháp luật 10 kết nối bài 13: Thực hiện pháp luật (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ

Giáo án điện tử bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Giáo án điện tử bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Giáo án điện tử bài 3: Thị trường
Giáo án điện tử bài 4: Cơ chế thị trường

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 6: Thuế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SẢN XUẤT KINH DOẠN VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 9: Dịch vụ tín dụng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 13: Thực hiện pháp luật

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay