Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Giáo án Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

BÀI 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
  • Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  • Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu, khai thác lược đồ để trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: giáo dục lòng yêu nước, biết ơn đối với các thế hệ người có công đấu tranh chống lại ách áp bức, đô hộ của thực dân phương Tây.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Hệ thống tư liệu và hình ảnh đã chuẩn bị liên quan đến bài học Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát lược đồ Đông Nam Á, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.
  4. Sản phẩm: HS chỉ trên lược đồ và nêu nhận xét về vị trí các nước trong khu vực.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí và nhận xét về vị trí của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS đứng trước bảng lớp, chỉ trên sơ đồ và nhận xét.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Do vị trí chiến lược của khu vực nên Đông Nam Á sớm bị các nước tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

+ Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đã mở đường cho các thương nhân phương Tây, theo sau đó là các nhà truyền giáo tiến vào Đông Nam Á mở ra một thời kì đầy biến động cho các quốc gia trong khu vực, tiếp xúc văn hoá, giao lưu buôn bán, các nước Đông Nam Á phong kiến đang trong quá trình suy yếu dần trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 3.2, 3.3, đọc thông tin trong mục I SGK tr.16, 17 và hoàn thành Phiếu học tập: Trình bày quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 3.2, 3.3, đọc thông tin trong mục I SGK tr.16, 17 và hoàn thành Phiếu học tập: Trình bày quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á.

Hình 3.3. Lược đồ thuộc địa của các nước phương Tây ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX

PHIẾU HỌC TẬP

1. Thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á bằng những con đường nào?

…………………………………………………………………

2. Các con đường xâm nhập

Thương mại

 

Tôn giáo

 

Ngoại giao

 

Quân sự

 

3. Con đường xâm nhập nào là quan trọng nhất? Vì sao?

…………………………………………………………………

- GV lưu ý cho HS, hướng dẫn HS phân biệt khái niệm “xâm nhập” và “xâm lược”.

+ Xâm nhập: đi vào một cách trái phép, gây ra những tác hại nhất định.

+ Xâm lược: việc nhà nước này dùng vũ lực chống lại chủ quyền, quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ hoặc độc lập chính trị với nhà nước khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Hình 3.2, 3.3, đọc thông tin trong mục I SGK tr.16, 17, thảo luận cặp đôi và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu bài tập cho HS.

- GV kết luận:

+ Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á diễn ra lâu dài, bằng nhiều con đường khác nhau.

+ Kết quả chung là hầu hết các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Xiêm) đều bị xâm lược thông qua biện pháp quân sự

+ Xiêm (Thái Lan ngày nay) vẫn giữ được độc nhưng lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

Kết quả Phiếu bài tập đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP

1. Các con đường thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á: thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,…

2. Các con đường xâm nhập

Thương mại

Thành lập công ty thương mại, lập thương điếm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.

Tôn giáo

Các giáo sĩ truyền bá Thiên Chúa giáo, tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hóa của các nước Đông Nam Á.

Ngoại giao

Chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á, đề nghị kí hiệp ước thương mại, xin phép cho giáo sĩ hoạt động.

Quân sự

- Đông Nam Á hải đảo:

+ Thập niên 70 của thế kỉ XVI: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược, đặt ách trị lên phần lớn các đảo Phi-lip-pin.

+ Năm 1898: Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Đầu thế kỉ XVII: Hà Lan xâm chiếm lãnh thổ In-đô-nê-xi-a.,

+ Đầu thế kỉ XIX: thực dân Anh chiếm Mã Lai làm thuộc địa.

- Đông Nam Á lục địa: 

Cuối thế kỉ XIX:

+ Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

3. Con đường xâm nhập quan trọng nhất là quân sự, chiếm đánh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 3.4, đọc thông tin mục II SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Nêu tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 2: Nêu tình hình kinh tế của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 3: Nêu tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 4: Nêu tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay