Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Giáo án Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 16: VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX

(5 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
  • Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
  • Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử (chữ viết, hình ảnh,…) để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông việc nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884), trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: vận dụng kiến thức và kĩ năng thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử:
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.
  4. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta ở:

  1. Gia Định.
  2. Vĩnh Long.
  3. Đà Nẵng.
  4. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Mảnh ghép số 2: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là nội dung bản hiệp ước nào mà Triều đình Nguyễn đã kí với Pháp?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
  2. Hiệp ước Giáp Tuất.
  3. Hiệp ước Hác-măng.
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Mảnh ghép số 3: Nhà nho đã dùng thơ văn để lên án tội ác của giặc Pháp và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân là:

  1. Nguyễn Trãi.
  2. Nguyễn Đình Chiểu.
  3. Nguyễn Du.
  4. Nguyễn Công Trứ.

Mảnh ghép số 4: Vị Tổng chi huy quân đội Triều Nguyễn chống giặc Pháp xâm lược trên khắp ba miền đất nước là:

  1. Nguyễn Tri Phương.
  2. Hoàng Diệu.
  3. Nguyễn Lộ Trạch.
  4. Nguyễn Trường Tộ.

Mảnh ghép số 5: Trương Định được nhân dân suy tôn là:

  1. Bố cái Đại Vương.
  2. Phật Hoàng.
  3. Anh hùng dân tộc.
  4. Bình Tây Đại Nguyên soái.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: B

Mảnh ghép số 4: A

Mảnh ghép số 5: D

- GV trình chiếu và giới thiệu Mảnh ghép lịch sử: Năm 1836, trên một gốc nền thành Phiên An cũ, vua Minh Mạng cho xây dựng thành Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với chu vi gần 2 000 mét. Ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công và chiếm thành Gia Định. Đây là tòa thành đầu tiên bị thất thủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX.

Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam diễn ra như thế nào? Nhân dân Việt Nam đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ra sao? Các tầng lớp quan lại, sĩ phu đã đưa ra kế sách gì để giúp đất nước thoát khỏi họa xâm lăng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về giai đoạn 1858 – 1873

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 16.2, 16.3, tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.72 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp xem video: Thực dân Pháp xâm lược nước ta:

https://www.youtube.com/watch?v=KtOYUJF2lBE

Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng:

https://www.youtube.com/watch?v=RE48yQHcgiM

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam.

- GV dẫn dắt và nhắc lại kiến thức của các bài học trước:

Nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

 + Cuộc khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Nguyễn đầu thế kỉ XIX – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

+ Năm 1858, lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, thực dân Pháp liên minh với Tây Ban Nha tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam: chớp nhoáng đánh chiếm Đà Nẵng → tấn công Kinh đô Huế → buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng → kết thúc chiến tranh.

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (1858)

→ Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp trên thực tế đã kéo dài từ 1858 – 1884, do vấp phải sự kháng cự của nhân dân Việt Nam.

- GV hướng dẫn cho HS xác định vị trí Đà Nẵng dựa vào bản đồ do GV cung cấp:

Vị trí địa chính trị của cảng Đà Nẵng

Bản đồ Việt Nam năm 1857

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao liên quân Pháp – Tây Ban Nha lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Gợi ý: Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến triển khai. Theo cách nhìn của giới quân sự Pháp, Đà Nẵng là cổ họng của Huế, chỉ cách Huế 100 km về phía Nam. Nếu chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh).

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 16.2, 16.3, tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.72 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858 - 1873)

Địa điểm

Hoạt động của thực dân Pháp

Phản ứng của triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân

Tại Đà Nẵng

 

 

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kì

 

 

Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu, hình ảnh về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873 (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

- GV nêu câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS làm việc cá nhân và cho biết: Vì sao đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha lại kéo vào Nam Kì mà không ra Bắc Kì?

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, tiếp tục nêu câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), hệ quả của Hiệp ước là gì?

Đoàn sứ thần Phan Thanh Giản (Nhà Nguyễn) cùng Đoàn sứ thần Bonard (Đệ Nhị Đế chế Pháp)  

ký vào Hiệp ước Nhâm Tuất

Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine

 khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 3 nhóm nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cuộc kháng hiến của nhân dân Việt Nam (1858 – 1873) tại Đà Nẵng, các tỉnh miền Đông Nam Kì, Tây Nam Kì theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng

Câu 1: Thực dân Pháp không đạt được mục tiêu trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng, buộc phải đưa quân vào Nam Kì, chuyển sang thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, vì:

+ Nam Kì gần với các nước thuộc địa của Pháp.

+ Thuận lợi di chuyển bằng đường biển.

Câu 2:

+ Nguyên nhân khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ; rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc.

+ Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc: triều đình chính thức đầu hàng Pháp; từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp; thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến đã phản bội một phần lợi ích dân tộc; làm mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

-  GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

1. Giai đoạn 1858 – 1873

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay