Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp ) Bài 1: Khái quát về lĩnh vực thiết kế trang sức

Giáo án Bài 1: khái quát về lĩnh vực thiết kế trang sức sách Mĩ thuật 11 -Thiết kế công nghiệp kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp ) Bài 1: Khái quát về lĩnh vực thiết kế trang sức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG: THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC THIẾT KẾ TRANG SỨC

(5 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nhận biết được đặc điểm tạo hình, vật liệu trong thiết kế trang sức.

-       Hiểu về mối quan hệ giữa thiết kế đồ trang sức với đời sống.

-       Có ý thức về mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm đồ trang sức.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Biết và sử dụng được chất liệu, dụng cụ trong thực hành, sáng tạo đồ trang sức.

-       Tìm ý tưởng và xây dựng được một phác thảo sản phẩm trang sức.

3. Phẩm chất

-       Hiểu biết về thiết kế, xu hướng, các thể loại trang sức và nghề kim hoàn truyền thống.

-       Sử dụng các sản phẩm trang sức đúng với mục đích và hoàn cảnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       SHS, SGV Mĩ thuật 11.

-       Một số ảnh chụp các sản phẩm trang sức theo các chủ đề, chất liệu và thể loại,...

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SHS Mĩ thuật 11.

-       Ảnh tư liệu về sản phẩm/ tác phẩm trang sức đã sưu tầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thông tin về sự xuất hiện, phát triển của thể loại trang sức trên thế giới và ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến:

- Sự xuất hiện của trang sức ở một số nền văn hóa trên thế giới và Việt Nam.

- Một số sản phẩm trang sức tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới qua một số thời kì, cùng với một số làng nghề kim hoàn của Việt Nam.

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình bằng hình thức phù hợp (powerpoint, video clip,...)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:

+ Nhóm 1: Sự xuất hiện của sản phẩm trang sức trong một số nền văn hóa.

+ Nhóm 2: Các sản phẩm trang sức tiêu biểu của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới qua một số thời kì.

+ Nhóm 3: Các công ty và làng nghề kim hoàn, sản phẩm trang sức ở Việt Nam qua một số thời kì.

- GV đưa ra gợi ý trong trình bày cho các nhóm:

Nhóm 1:

+ Lựa chọn nền văn hoá có tính đại diện để thấy được sự khác nhau trong kiểu dáng và chất liệu của các sản phẩm trang sức.

+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của sản phẩm trang sức trong những giai đoạn phát triển của loài người (gần với tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá,...).

Nhóm 2:

+ Các thương hiệu trang sức nổi tiếng.

+ Các sản phẩm trang sức tiêu biểu.

+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của các sản phẩm trang sức qua các thể loại (thường nhật, dạ hội, lễ hội, trình diễn...).

Nhóm 3:

+ Các công ty sản xuất, kinh doanh trang sức tiêu biểu.

+ Các làng nghề kim hoàn.

+ Kiểu dáng, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của các công ty kinh doanh, sản xuất trang sức và làng nghề kim hoàn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được khái niệm thiết kế trang sức là gì.

- Hiểu về đặc điểm kiểu dáng chất liệu của các sản phẩm trang sức.

- Nhận biết về đặc điểm, phân loại được các thể loại trang sức.

- Vận dụng được kiến thức để thưởng thức vẻ đẹp trong thiết kế các sản phẩm trang sức.

- Biết cách tìm ý tưởng và xây dựng phác thảo sản phẩm trang sức yêu thích.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành để nhận biết về những nội dung liên quan đến các thể loại trang sức và chất liệu sử dụng trong thiết kế trang sức theo mục tiêu đề ta.

c. Sản phẩm: Nhận biết và phác thảo về sản phẩm trang sức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm của thiết kế trang sức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của thiết kế trang sức trong SGK tr.8 và tóm tắt nội dung.

- GV mở rộng thêm các đặc trưng khác của thiết kế thời trang:

+ Biểu hiện của họa tiết trang trí, mối quan hệ giữa các sản phẩm trong một bộ trang sức với nhau (vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẵn,...).

+ Chất liệu trong thể hiện của sản phẩm trang sức khác nhau, tạo nên sự thú vị đa dạng khi sáng tạo của các họa sĩ thiết kế trang sức cũng như thưởng thức của công chúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung đặc điểm của thiết kế trang sức.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Đặc điểm của thiết kế trang sức

- Tính thẩm mĩ: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và kết cấu của trang sức luôn được thiết kế phù hợp với nhiều mục đích cũng như đối tượng sử dụng sản phẩm.

- Tính văn hóa: tiêu chí xác định giá trị kinh tế, thước đo đẳng cấp hoặc địa vị trong xã hội.

- Tính biểu tượng: hình trái tim, hình chìa khóa, hình chữ thập,... với những ý nghĩa tốt đẹp.

Nhiệm vụ 2: Một số dạng thiết kế trang sức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số dạng thiết kế trang sức trong SGK tr.9 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu cho HS quan sát các dạng thiết kế trang sức:

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày một số dạng thiết kế trang sức.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Một số dạng thiết kế trang sức

- Trang sức đính đá dạng chùm: thường là các mẫu hoa tai, dây chuyền và các sản phẩm trang sức khác.

- Trang sức dây xích: thường là vòng cổ, vòng tay.

- Trang sức gắn những biểu tượng kinh điển của các hãng thời trang: gắn kết với các bộ trang phục, tạo nên sự đồng bộ, truyền tải một thông điệp cụ thể về thẩm mĩ, phong cách.

- Trang sức mĩ kí: thường được chế tác bằng vật liệu kim loại giá trị thấp, là công đoạn cuối xi mạ phủ lên bề mặt mẫu trang sức để giúp phụ kiện trang sức có tính thẩm mĩ, lấp lánh và đẹp mắt hơn.

Nhiệm vụ 3: Một số loại trang sức phổ biến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số loại trang sức phổ biến trong SGK tr.10-11 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình minh họa một số loại trang sức phổ biến:

 

Bộ sản phẩm vòng, nhẫn, hoa tai

 

Nhẫn có thiết kế kiểu dáng kín/ hở

 

Hoa tai xỏ khuyên

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm kiểu dáng chất liệu theo nội dung trong SGK tr.10-11 và phân tích một số trang sức phổ biến trên một sản phẩm trang sức cụ thể.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung và thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS phân tích đặc điểm một số trang sức phổ biến.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Một số loại trang sức phổ biến

- Vòng: vòng đeo cổ, tay, chân, được thiết kế riêng biệt hoặc kết hợp với nhẫn, hoa tai để tạo thành bộ hoàn chỉnh.

- Nhẫn: dùng để đeo ngón tay và được thiết kế thành dạng vòng tròn khép kín hoặc hở. Nhẫn được làm bằng kim loại quý.

- Hoa tai: được chế tác để gắn vào hoa tai bằng hình thức xỏ khuyên hoặc kẹp. Hoa tai có thể đeo ở vị trí dái tai, vành tai hoặc xung quanh vành tai theo sở thích.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD HỘI HỌA

GIÁO ÁN WORD ĐỒ HỌA TRANH IN

GIÁO ÁN WORD THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN

GIÁO ÁN WORD THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

GIÁO ÁN WORD THIẾT KẾ THỜI TRANG

GIÁO ÁN WORD THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD ĐIÊU KHẮC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT HỘI HỌA

GIÁO ÁN POWERPOINT THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỒ HỌA TRANH IN

GIÁO ÁN POWERPOINT THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

GIÁO ÁN POWERPOINT THIẾT KẾ THỜI TRANG

GIÁO ÁN POWERPOINT THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT ĐIÊU KHẮC

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 11 CHUYÊN ĐỀ 1

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 11 CHUYÊN ĐỀ 2

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT 11 CHUYÊN ĐỀ 3

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay