Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo chủ đề 2 tuần 7: Chăm sóc cuộc sống cá nhân

Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân- tuần 7 (Kiểm soát lo lắng, suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc, sáng tạo chiếc lọ thần kì ). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo chủ đề 2 tuần 7: Chăm sóc cuộc sống cá nhân


TUẦN 7

  • Nhiệm vụ 6: Kiểm soát lo lắng
  • Nhiệm vụ 7: Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc
  • Nhiệm vụ 8: Sáng tạo chiếc lọ thần kì

 

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi

Em đã từng lo lắng về vấn đề gì?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ 1: KIỂM SOÁT LO LẮNG

  1. Tìm hiểu hướng dẫn cách kiểm soát lo lắng.

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Xác định vấn đề mà em lo lắng (Ví dụ: chưa làm bài tập, đi học muộn,...).

Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng (Ví dụ sợ bị trách mắng, sợ bị điểm thấp,..)

Đề xuất và thực hiện biện pháp giải quyết  vấn đề lo lắng (Ví dụ: thời gian làm bài tập về nhà, đặt đồng hồ báo thức trước  giờ đi ngủ,...)

Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng.

THẢO LUẬN NHÓM

+ Khi nào em thực sự rất lo lắng?

+ Cần làm gì để vượt qua được sự lo lắng?

+ Em có muốn thoát ra khỏi tâm trạng lo lắng không?

+ Khi lo lắng, em thường có biểu hiện tâm lí như thế nào?

Một số nguyên nhân dẫn đến lo lắng

  • Lo lắng về học tập.
  • Lo lắng về quan hệ bạn bè.
  • Lo lắng về việc gia đình.
  • Lo lắng về hành vi có lỗi khi không thực hiện đúng theo cam kết, theo quy định.

Cách kiểm soát sự lo lắng

  • Xác định vấn đề mà em lo lắng
  • Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng
  • Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề lo lắng
  • Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng
  1. Luyện tập cách kiểm soát lo lắng của bản thân. Chia sẻ với các bạn em cách giải quyết tình huống sau:

NHÓM 1:

Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân

=> Gặp bạn/ nhóm bạn mình muốn chơi cùng và chia sẻ với các bạn đó về nỗi buồn của mình, thực sự mong muốn được các bạn chơi với mình.

NHÓM 2

Em lo sợ vì mình bị bắt nạt ở lớp.

=> Nhờ lớp trưởng/ GV chủ nhiệm làm cầu nối giữa mình với các bạn tẩy chay mình

Kiểm soát lo lắng là một trong những kĩ năng điều chỉnh cảm xúc mà mỗi cá nhân cần rèn luyện mới có. Lo lắng làm ta bất an. Biết kiểm soát lo lắng sẽ thấy bình yên trong tâm trí.

MỘT SỐ CÁCH KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Cảm xúc gì, nắm ngón tay tương thích

Tự tin vào bản thân

Tự tin vào bản thân

NHIỆM VỤ 7:  SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc theo gợi ý sau:

Tìm ra những điểm tốt của bạn và nghĩ về những điểm tốt  đó khi em gặp vấn đề với bạn.

Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình khi em gặp vấn đề với bạn.

Nghĩ đến những bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên, của tình người của lòng tốt trong cuộc sống, khi em thấy buồn, thấy chán nản.

Tìm ví dụ về người có tư duy tích cực, người có tư duy không tích cực

Suy nghĩ tích cực là yếu tố quyết định để mỗi chúng ta có cái nhìn lạc quan, vui vẻ và có một tâm hồn khoẻ mạnh. Người có suy nghĩ tích cực luôn tin rằng mình sẽ làm được, sẽ vượt qua mọi trở ngại nếu mình cố gắng.

Em có cảm xúc gì sau khi xem đoạn video trên?

Khi nghĩ về những kỉ niệm đẹp thường làm chúng ta vui vẻ, phấn chấn. Để tạo ra cách suy nghĩ tích cực, chúng ta hãy thường xuyên nghĩ về điều tốt của mọi người, về những kỉ niệm đẹp, xem những clip phong cảnh, phim,... có nội dụng hay, lành mạnh.

NHIỆM VỤ 8: SÁNG TẠO CHIẾC LỌ THẦN KÌ

Chiếc lọ thử thách

  • Viết vào mỗi mảnh giấy một từ chỉ tính cách tốt đẹp và cho những mảnh giấy này vào lọ.
  • Mỗi ngày em lấy ra một mảnh giấy bất kì xem từ nào xuất hiện thi suy nghĩ xem hôm nay làm gì để đạt được tính cách đó,

Chiếc lọ cười

  • Viết vào mỗi mảnh giấy một kiểu cưới và bỏ chúng vào lọ
  • Những lúc em thấy không vui, hãy nhất một mảnh giấy và cười diệu cưới được ghi trên đó.

Chiếc lọ nhắc nhở

  • Dành thời gian cuối ngày để viết vào mảnh giấy những điều tốt đẹp em làm được và nhận được trong ngày rồi bỏ vào lọ
  • Bất cứ lúc nào em cũng có thể lấy ra đọc lại chúng (đọc xong lại cho vào lọ). Điều này để nhắc nhở em luôn nghĩ đến những điều tích cực.

Chiếc lọ thú vị

  • Viết vào mỗi mảnh giấy một điều giản dị làm em thích thú rồi bỏ vào lọ
  • Khi cần, em hãy lấy ra một mảnh giấy bất kì và tự thưởng cho mình niềm vui đó

Chiếc lọ nhắc nhở: Mình rất vui khi thấy bạn cười tươi với mình.

Chiếc lọ thú vị: Bây giờ tôi rất muốn được nghe hát

Chiếc lọ thử thách: Tự tin.

Chiếc lọ cười: Hãy cười mỉm với chính mình

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Chuẩn bị NV 9-10-11 chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân

  • Nhiệm vụ 9: Chiến thắng bản thân
  • Nhiệm vụ 10: Xử lí tình huống kiểm soát nóng giận và lo lắng
  • Nhiệm vụ 11: Tự đánh giá

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Hoạt động trải nghiệm 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay