Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Tài nguyên khoáng sản đá vôi xi măng được phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
A. Kiên Giang. | B. U Minh. | C. Cần Thơ. | D. Bạc Liêu. |
Câu 2: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long là ngành:
A. công nghiệp. | B. nông nghiệp. | C. lâm Nghiệp. | D. thủy sản. |
Câu 3: Đặc điểm khí hậu nào của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp?
A. Có hai mùa mưa - khô rõ rệt. B. Mùa khô sâu sắc kéo dài.
C. Nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào. D. Nguồn nước trên mặt phong phú.
Câu 4: Đâu là đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng. B. Hai mặt giáp biển.
C. Nằm ở cực Nam Tổ quốc. D. Rộng lớn nhất cả nước.
Câu 5: Biểu hiện của biến đổi khí hậu nào thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?
A. Hạn hán. B. Bão.
C. Lũ lụt. D. Xâm nhập mặn.
Câu 7: Giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
C. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
D. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
Câu 8: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?
A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
B. Thượng nguồn không có nước chảy.
C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
D. Hiệu ứng nhà kính.
Câu 9: Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh nào nước ta?
A. Kiên Giang. B. Cà Mau.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Bình Thuận.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?
A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.
Câu 11: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế ở vùng biển ở nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
B. Khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống ở ven biển.
C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và bảo vệ chủ quyền.
D. Phát triển kinh tế các vùng ven biển và bảo vệ chủ quyền.
Câu 12: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trước năm 1945 là:
A. Đô thị quy mô nhỏ, có chức năng hành chính, quân sự.
B. Đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
C. Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
D. Đô thị hóa có sự khác nhau giữa hai miền.
Câu 13: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên trên thế giới ở:
A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ.
Câu 14: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên thế giới ở châu Âu vào thời gian nào?
A. thế kỉ XIII. B. thế kỉ VIII. C. thế kỉ XV. D. thế kỉ XVIII.
Câu 15: Phương tiện đi lại chủ yếu của châu thổ sông Cửu Long là gì?
A. Ghe, xuồng nhỏ. B. Ô tô.
C. Xe máy. D. Xe xích lô.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Đồng bằng sông Cửu Long là đối tác thương mại quan trọng về xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp cho thị trường thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Hiện nay EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18% trong giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủy sản của ĐBSCL cũng được xuất sang hầu hết các nước khác như Nhật Bản, Australia, Mỹ, Canada... Gạo từ ĐBSCL được xuất sang hầu hết các nước ASEAN như Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Bangladesh.”
(Nguồn: senvangdata.com.vn)
a) EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
b) Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quyết định trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì lượng xuất khẩu từ khu vực này chiếm hơn một nửa tổng giá trị.
c) Việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thủy sản, đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân ĐBSCL.
d) Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể phát triển kinh tế nhờ vào xuất khẩu thủy sản và gạo.
Câu 2: Khi nói về các huyện đảo ở Việt Nam, các học sinh đã đưa ra những nhận định sau:
a) Các huyện đảo ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái biển, và là điểm du lịch hấp dẫn.
b) Huyện đảo có dân cư sinh sống, có nền kinh tế phát triển dựa trên đánh bắt thủy sản, du lịch, và phát triển nông nghiệp.
c) Các huyện đảo có thể phát triển như các vùng đất liền mà không cần chú trọng đến đặc thù về khí hậu và điều kiện tự nhiên.
d) Việc phát triển các ngành nghề ở huyện đảo cần phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường biển, đồng thời phát triển du lịch bền vững để nâng cao đời sống cho người dân.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................