Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 10: Ôn tập văn bản: đợi mẹ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 10 Ôn tập văn bản: đợi mẹ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM (THƠ)

ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐỢI MẸ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức văn bản Đợi mẹ.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực xác định vần và nhịp điệu trong thơ.

- Năng lực xác định chủ đề, thông điệp của văn bản.

- Năng lực chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.

- Năng lực tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong VB.

  1. Phẩm chất:

-  Hiểu được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác. 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu học tập: GV chuyển một số câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập;

- Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học;

- Sơ đồ, biểu bảng;

- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khơi gợi, dẫn dắt các em vào VB Đợi mẹ.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để suy nghĩa, trao đổi nhanh về câu hỏi Chuẩn bị đọc bằng kĩ thuật trình bày một phút: Đợi chờ luôn mang lại cho con người những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/ điều gì đó.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cảm giác khi chờ đợi một ai đó thật sự mang lại cảm giác đặc biệt đúng không nào?Đó có thể là sự háo hức, mong chờ, hồi hộp, xen lẫn sự ngượng ngùng, bối rối. Đặc biệt hơn khi người mà chúng ta đợi chờ lại chính là những người thân thiết nhất đối với ta. Trong bài học đầu tiên của chủ đề Lắng nghe trái tim mình, chúng ta sẽ cùng nhau chìm đắm vào trong những dòng cảm xúc bình dị, chân thực của cậu bé ngày ngày mong chờ mẹ với bài thơ Đợi mẹ.

  1. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ, đồng thời, nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức SGK để trả lời các câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Đợi mẹ.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

                  DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.   TÌM HIỂU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

- GV yêu cầu HS tìm hiểu trước một số thông tin về nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm Đợi mẹ trước ở nhà, kết hợp với thông tin trong SGK và trao đổi sự chuẩn bị với bạn bên cạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi phần chuẩn bị với bạn bên cạnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

 

 

II.    CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ và nhận xét về cách gieo vần và nhắt nhịp ấy.

- Tìm các từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ có tác dụng diễn tả tâm trạng đợi mẹ của em bé trong bài thơ, sau đó tổng hợp ý kiến

 

Biểu hiện

Từ ngữ

 

Hình ảnh

 

Biện pháp tu từ

 

- Đọc diễn cảm câu thơ cuối “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” và nêu cảm nhận của mình về hình ảnh đó?

 

 

1.  Tác giả

- Tên: Vũ Quần Phương

- Năm sinh: 1940

- Quê quán: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Cuộc đời: Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương.

- Thể loại sáng tác: Thơ ca, phê bình văn học,…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc và suy tư.  

- Tác phẩm tiêu biểu Cỏ mùa xuân (1940), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Cát sáng (1985), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996),…

 

2. Tác phẩm

- In trong tập Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động 2012.   

II. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

- Cách gieo vần linh hoạt:

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

+ Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

+ ... lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

- Cách ngắt nhịp độc đáo: dòng 2, 8 và dòng 3, 11.

è Làm cho âm hưởng bài thơ thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.

 

Biểu hiện

Từ ngữ

Ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế.

Hình ảnh

Em bé ngồi nhìn ra ruộng luá, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

Biện pháp tu từ

Nhân hóa.

è Thể hiện tâm trạng mong ngóng, trông chờ đợi mẹ của em bé.

- Câu thơ diễn tả môt cách hình tượng, độc đáo, làm rõ tình yêu mẹ của bé (chờ mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè) cũng như tình yêu bé của mẹ (âu yếm, thương yêu).

- Hỉnh ảnh ví bé như nỗi đợi vẫn nằm mơ là một cách nói rất độc đáo, thú vị.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tình cảm trìu mến, thương yêu của tác giả cũng như là tình cảm của em bé dành cho mẹ của mình.

- Tình cảm đó thể hiện ở hỉnh ảnh em bé đợi chờ và trông mong mẹ, nhớ những hình ảnh lao động vất vả của mẹ.

 

2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do sáng tạo.

- Lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ biện pháp tu từ độc đáo.

- Sử dụng lối gieo vần linh hoạt và ngắt nhịp uyển chuyển.

 

 

 

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Đợi mẹ đã học thông qua việc nhận biết được thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận biết và chỉ ra được thông điệp mà VB muốn gửi gắm đến người đọc.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được thông điệp VB và liên hệ được chính mình.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập : bàn về đọc sách
Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc

BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỢNG ( TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay