Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 7 : Ôn tập: thực hành tiếng việt

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7 : Ôn tập: thực hành tiếng việt . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP: TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Dòng “sông đen” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS hoạt động Du hành xuống đáy biển
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất?”

- GV phổ biến luật chơi: GV yêu cầu HS nhớ lại nhan đề và tên nhân vật trong những sáng tác được nhắc đến trong VB Tục ngữ và sáng tác văn chương. HS nào có câu trả lời nhanh nhất sẽ được tặng bông hoa điểm thưởng.

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã được học hai chùm câu tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết và lao động sản xuất rồi. Trong bài học kết nối chủ điểm ngày hôm nay, chúng ta hãy cũng bước vào thế giới của văn abrn Tục ngữ và sáng tác văn chương nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu ca dao tục ngữ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để về tác giả, tác phẩm Nàng Bân và tác giả, tác phẩm “Chim trời cá nước…” – xưa và nay.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả, tác phẩm của hai văn bản.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.             Củng cố lại kiến thức

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Tìm hiểu những chi tiết về:

+ Việc nàng Bân may áo

+ Sự tích ra đời của câu tục ngữ

+ Giải thích câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”

+ Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối VB giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”?

+ Nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản

+ Tìm thêm một số tác phẩm văn chương có sử dụng các câu tục ngữ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức è Ghi lên bảng. 

 

I.              Củng cố lại kiến thức

1. Văn bản “Nàng Bân”

a. Việc Nàng Bân may áo

- Nàng Bân là con gái Ngọc Hoàng

- Tính tính chậm chạp, có phần vụng về

- Gia đình cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc gia đình

-  Chồng nàng là người nhà trời, rất yêu thương nàng và nàng cũng vậy.

- Nàng may cho chồng một cái áo khi trời bắt đầu rét

- Vì vụng về, nên nàng may từ đông sang xuân mới chỉ được cái tay áo.

b. Sự tích ra đời của câu tục ngữ.

- Người đời chê cười sự vụng về của nàng Bân nên câu tục ngữ ra đời:

Nàng Bân may áo cho chồng

May ba tháng ròng, mới trọn cổ tay

- Tuy vậy nàng không nản chỉ.

- Nàng may hết thàng Giêng, rồi qua tháng hai mới xong:

+ Khi may xong thì trời bắt đầu rét

+ Ngọc Hoàng thương nên cho ết vào hôm để chồng nàng thử áo

+ Từ đó rét nàng Bân được xuất hiện cho đến ngày nay.

è Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm theo mưa phùn hoặc mưa nhỏ. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ chồng, của cha dành cho con gái.

2. Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay”

a. Câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”

- Chim đậu trắng xóa, cây vẹt, cây chà là, cây vẹt rụng trụi lá.

- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rỗ đồng tiền.

- Nhiều con chim lạ, to như con ngỗng đậu quằn nhánh cây

- Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước

- Chim trời cá nước diễn tả mọi thứ là của thiên nhiên

+ Các loài vật sống tự do, không có tác động bởi con người.

+ Môi trường sinh thái tự nhiên, thức ăn là động vật sống ở đó. 

- Theo lời của tía nuôi nhân vật tôi trong VB, câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” không còn đúng với xã hội họ đang sống è Câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này, nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

b. Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản

- Câu tục ngữ được sử dụng trong VB được sử dụng đúng lúc, góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi đồng thời cũng làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và đậm đà tính dân tộc. Và việc tác giả để cho nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp đọc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.

- Tác phẩm văn chương có sử dụng các câu tục ngữ: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp,…

II. Tổng kết

1. Văn bản “Nàng Bân”

a. Nội dung

- Truyện kể về sự tích ra đời của câu tục ngữ về nàng Bân. Qua đó thể hiện tình cảm vợ chồng, cha con sâu sắc

b. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ đậm chất dân gian

- Hình ảnh sinh động, ấn tượng.

2. Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay”

a. Nội dung

- Truyện kể về hành trình khám phá khu rừng U Minh của Cò và An. Qua đó nhấn mạnh vào ý nghĩa của câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn

b. Nghệ thuật

- Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động

- Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng

- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi và đậm chất miền Tây Nam Bộ.

 

 

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Tục ngữ và sáng tác văn chương để chọn câu trả lời đúng
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời học chọn
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tục ngữ và sáng tác văn chương”?

  1. Nam Cao
  2. Nguyễn Xuân Kính
  3. Tố Hữu
  4. Không có, đây chỉ là một bài trích dẫn

 

Câu 2: Ai là tác giả của văn bản “Nàng Bân”?

  1. Ngọc Hoàng
  2. B. Tác giả dân gian
  3. Vũ Ngọc Khánh
  4. Nhóm biên soạn sách

 

Câu 3: Thể loại của văn bản “Nàng Bân” là gì?

  1. A. Cổ tích
  2. Thần thoại
  3. Truyền thuyết
  4. Tục ngữ

 

Câu 4: Ai là tác giả của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?

  1. Đất Rừng Phương Nam
  2. B. Đoàn Giỏi
  3. Tác giả dân gian
  4. Thanh Hải

 

Câu 5: Các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay” gồm những gì?

  1. A. Kể, tả
  2. Luận, tả
  3. Biểu cảm, tả
  4. Tất cả các phương thức

 

Câu 6: Tục ngữ không chỉ được sử dụng trong đời sống mà còn xuất hiện ở đâu?

  1. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam
  2. Trong các tác phẩm của người miền Nam
  3. Trong các sáng tác văn chương
  4. Trong các tác phẩm của người miền Bắc.

 

Câu 7: Tại sao Nàng Bân lấy chồng?

  1. A. Vì Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu muốn nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.
  2. Vì Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu ngứa mắt với nàng lên lấy chồng cho nàng cho rảnh nợ.
  3. Vì nàng có người yêu.
  4. Cả A và C.

 

Câu 8: Khi mùa rét đã đến, nàng Bân làm gì?

  1. Tạo gió rét cho trần gian.
  2. Thăm cha, mẹ.
  3. C. May cho chồng một cái áo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Hằng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm. Tại sao người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân?

  1. A. Bởi vì chính nàng là người khiến cho Ngọc Hoàng phải cho trời rét thêm mấy hôm.
  2. Bởi vì nàng tạo ra cơn rét bất thường đó.
  3. Vì nàng đã giúp đỡ mọi người vào đợt rét đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10: Câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” có nghĩa là gì?

  1. Chim trên trời, cá dưới nước, ai được con gì thì ăn con ấy.
  2. Động vật ở thiên nhiên hoang dã không phải thuộc sở hữu của ai, vì thế ai bắt được con gì thì có quyền với con vật đó.
  3. Chim của trời, cá của nước, ai nắm giữ trời và nước thì được toàn quyền.
  4. Không tìm được nghĩa.

 

Câu 11: “Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cả mập chơm chởm đựng đầu răng nhọn đã ứng lên mâu mây hồng phơn phớt. Tử chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lông quả đất chui ra, bỏ li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gân, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tân bay liên chi hồ điệp".

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là gì?

  1. A. So sánh
  2. Nhân hoá
  3. Ẩn dụ
  4. Miêu tả thiên nhiên

 

Câu 12: Nội dung chính của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay” là về gì?

  1. Giải thích câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”.
  2. Cuộc nói chuyện với tía nuôi.
  3. C. Khung cảnh thiên nhiên ở vùng sông nước buổi sáng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Tục ngữ và sáng tác văn chương để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn sử dụng một câu tục ngữ có liên quan đến một tác phẩm văn chương.
Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
Tổ chức thực hiện:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập : bàn về đọc sách
Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc

BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỢNG ( TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay