Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 Văn bản 1: đợi mẹ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: lắng nghe trái tim mình Văn bản 1: đợi mẹ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH

VĂN BẢN 1: ĐỢI MẸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai của tác giả của bài thơ “Đợi mẹ”?

A. Nhiều tác giả

B. Học Phi

C. Nguyễn Huy Tưởng

D. Vũ Quần Phương

Câu 2: Thể thơ của bài thơ “Đợi mẹ” là gì?

A. Tự do

B. Thơ năm chữ

C. Thơ sáu chữ

D. Thơ lục bát

Câu 3: Hai dòng thơ đầu có những từ nào gieo vần với nhau?

A. Lúa – non, vần chân

B. Ra – lúa, vần lưng

C. Lúa – nửa, vần lưng

D. Không có

Câu 4: Em bé trong bài thơ đang ở đâu?

A. Ở ruộng lúa

B. Ở đầu hè

C. Ở bên bếp lửa

D. Bài thơ không đề cập đến.

Câu 5: Tâm trạng của em bé được thể hiện trực tiếp qua câu thơ nào?

A. Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

B. Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

C. Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

D. Không có câu nào.

Câu 6: Thời gian trong bài thơ là khi nào?

A. Buổi sáng

B. Buổi chiều

C. Buổi tối

D. Buổi đêm.

Câu 7: Em bé trong bài thơ đang làm gì?

A. Ngồi trăn trở những nỗi lo âu

B. Ngồi nhìn ra ruộng lúa

C. Ngồi chơi với con chó và con mèo

D. Ngủ

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Hình ảnh ví bé như “nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một cách nói như thế nào?

A. Rất độc đáo, thi vị

B. Rất điển hình

C. Rất truyền thống

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

A. Nôn nóng, vội vã.

B. Yêu thích thiên nhiên, quý trọng những thứ đang bị tàn phá.

C. Tình cảm trìu mến, thương yêu của tác giả.

D. Cả B và C.

Câu 3: Câu nào không đúng về tình trạng của căn nhà trong bài thơ?

A. Ngọn lửa bếp chưa nhen

B. Căn nhà tranh trống trải

C. Căn nhà điển hình của thôn quê Việt Nam thời xưa

D. Căn nhà được tạo dựng bằng tình yêu gia đình.

Câu 4: Đom đóm bay thể hiện điều gì?

A. Nông thôn rất phát triển

B. Sắp mưa

C. Trời tối

D. Không khí nóng nực

Câu 5: Câu nào sau đây là đúng về câu thơ “Bàn chân mẹ lội ì oạp phía đồng xa”?

A. Em bé nhớ mong mẹ mình đến mức cảm nhận, tưởng tượng ra cảnh mẹ làm việc ở ngoài đồng

B. Em bé nhìn thấy mẹ lội ì oạp phía đồng xa

C. Em bé nghe thấy tiếng “ì oạp” do bàn chân mẹ giẫm xuống ruộng

D. Câu văn không đầy đủ nghĩa

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”?

A. Mẹ về nhà thấy em bé đã ngủ quên lúc nào không hay rồi bế bé vào nhà

B. Mẹ bế được cả nỗi đợi vẫn nằm mơ vào trong nhà

C. Mẹ có năng lực tâm linh

D. Không thể hiểu nổi.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu thơ nào không thể hiện cách gieo vần linh hoạt trong bài thơ?

A. Mẹ lẫn trên cánh đồng / Đồng lúa lẫn vào đêm

B. Đom đóm bay ngoài ao / Đom đóm đã vào nhà

C. Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

D. Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Câu 2: Câu thơ nào không thể hiện cách ngắt nhịp độc đáo trong bài thơ?

A. Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non.

B. Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

C. Ngọn lửa bếp chưa nhen, căn nhà tranh trống trải

D. Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà.

Câu 3: Từ ngữ nào trong bài thơ không có nhiều giá trị trong việc diễn tả được tâm trạng đợi mẹ của em bé?

A. Ngồi nhìn

B. Căn nhà

C. Chờ

D. Trống trải

Câu 4: Hình ảnh nào trong bài thơ không có nhiều giá trị trong việc diễn tả được tâm trạng đợi mẹ của em bé?

A. Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

B. Vầng trăng non

C. Ngọn lửa bếp chưa nhen

D. Mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

Câu 5: Ta có thể cảm nhận thế nào về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”?

A. Nó đã diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ tình yêu mẹ của bé cũng như tình yêu bé của mẹ.

B. Câu thơ đã làm cho người đọc giác ngộ về tình cảm mẹ con thời xưa.

C. Đây là một hình ảnh đặc trưng trong thơ hiện đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cách gieo vần linh hoạt và cách ngắt nhịp độc đáo có tác dụng gì trong bài thơ?

A. Làm cho âm hưởng bài thơ thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.

B. Tạo nên sự ngẫu hứng, phá cách.

C. Làm tăng tính chất quan trọng của nội dung bài thơ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

A. Đừng sống chỉ vì mình, hãy sống cho người khác, như thế cuộc đời mới hạnh phúc.

B. Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người.

C. Phải biết yêu thương, quý trọng đồng loại, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay