Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 9: Ôn tập văn bản 1: dòng “sông đen”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 9 Ôn tập văn bản 1: dòng “sông đen”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG ( TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: DÒNG “SÔNG ĐEN”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Dòng “sông đen” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực

a.Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS hoạt động Du hành xuống đáy biển
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức hoạt động Du hành xuống đáy biển bắng cách: GV bật một đoạn nhạc không lời nhẹ nhàng, có âm thanh sóng biển, yêu cầu HS nhắm mắt và tưởng tượng nếu em tham gia một chuyến du hành khám phá đáy biển, em sẽ hình dung ra những hình ảnh nào. Nhạc dừng, GV yêu cầu HS ghi ra giấy kết quả hành trình khám phá của mình.

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp về chuyển du hành trong lòng đại dương của các em.

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em đã vừa cùng nhau  nhắm mắt tưởng tượng về một thế giới khác xa so với Trái đất – nơi chúng ta sinh sống. Chắc chắn đó là những thế giới hấp dẫn với muôn vàn những điều lí thú và kì lạ. Đến với bài học đầu tiên của chủ đề Trong thế giới viễn tưởng ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng đi tìm hiểu và chiêm ngưỡng một thế giới vô cùng thú vị trong văn bản Dòng “Sông Đen”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm

- GV yêu cầu HS tìm hiểu trước một số thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ và tác phẩm Dòng “Sông Đen” trước ở nhà, kết hợp với thông tin trong SGK và trao đổi sự chuẩn bị với bạn bên cạnh.

+ Dựa vào hành trình mà giáo sư A-rô-nác đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”?

+ Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nác và Nét-Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê-mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lơtx?

+ Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lơtx.

+ Em hình dung như thế nào về cảnh miêu tả trong đoạn này.

- GV tổ chức cho HS đọc phân vai, yêu cầu HS nêu cách đọc, giọng đọc của vai mà HS đảm nhiệm, sau đó để cho HS tự phân vai thành các vai chính (người dẫn truyện, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len).

- GV yêu cầu HS phân chia bố cục trong VB.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Củng cố kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm ra nội dung cuộc tranh luận giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len và xác định cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả.

- Sau đó, GV tổ chức cuộc thi tranh luận ở lớp, chia làm 2 nhóm bày tỏ ý kiến cá nhân: Một nhóm HS sẽ đứng về phía góc nhìn ủng ộ tác giả, nhóm HS còn lại đứng về phía góc nhìn phản đối tác giả.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để cùng nhau liệt kê, điền các chi tiết miêu tả nhân vật thuyền trưởng Nê-mô vào bảng.

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

 

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

 

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

 

- Sau thời gian thảo luận, GV yêu cầu mỗi nhóm chỉ giữ lại thành viên thư kí, các HS còn lại chia đểu sang nhóm khác. Các nhóm mới được nghe thư kí nhóm cũ trình bày nội dung trong phiếu học tập và cùng góp ý, bổ sung ý kiến vào tờ phiếu đó.

- GV yêu cầu HS rút ra những nhận xét về tính cách nhân vật Nê-mô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một nhóm đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức trọng tâm về tính cách nhân vật Nê-mô è Ghi lên bảng.

+ Vì hải lưu họ đi có tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa của từ kuroshio là đen và nó là hình ảnh của nước biển ở đó.

+ Nét-len không kiềm chế được bản thân nên đã nóng giận và cho rằng ý kiển mà giáo sư A-rô-nắc đưa ra là điên rồ, không hơp lý. Càng lo lắng hơn về việc mình ở lại con tàu này. Trái lai, giáo sư A-rô-nắc lại cảm thấy như mình sẽ biết thêm được điều gì thú vị nếu như ông quan sát, tìm hiểu, bình tĩnh tận hưởng con tàu.

+ … đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết; Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên; Bóng tối tỏng phòng càng tăng thêm ảnh sáng rực rỡ bên ngoài; … ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ,…

+ Em hình dung được khung cảnh miêu tả đẹp như tranh vẽ.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “nước đại dương lạnh ngắt”: Giải thích nhan đề

+ Phần 2: Tiếp theo đến “như những thằng mù”: Cuộc đối thoại giữa A-rô-nác và Nét-len.

+ Phần 3: Còn lại: Môi trường đáy biển.

2. Tác giả

- Tên: Giuyn Véc-nơ

- Năm sinh – năm mất: 1828 – 1905

- Quê quán: Nantes, Pháp.

- Thể loại sáng tác: Khoa học viễn tưởng và ông được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này.

- Tác phẩm tiêu biểu Hành trình vào Tâm Trái Đất (1964),  Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai mươi vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),…

3. Tác phẩm

- Trích Hai vạn dặn dưới biển (1986), được xem là truyện khoa học viễn tưởng kinh điển.

II. Đọc – hiểu văn bản

- Nét Len đã tranh luận khá gay gắt với giáo sư A-rô-nắc vì anh ta có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng khi thế giới bí ẩn, diệu kì dưới đáy đại dương được mở ra trước anh ta, anh ta đã từ bỏ hai ý định trên.

- Ý kiến đồng tình hay phản đối trước cách giải quyết vấn đề của tác giả:

+ Đồng ý vì với cách giải quyết này, Nét Len đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển. Nếu bỏ trốn khỏi con tàu, anh sẽ không thấy và không thể trải nghiệm hành trình khám phá hai vạn dặm dưới biển.

+ Phản đối vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx.

- Lịch sự, có vẻ lạnh lùng bên ngoài nhưng chu đóa, hiếu khách  (thể hiện qua cách đối xủ với giáo sư A-rô-nắc).

- Tài năng, khao khát khám phá đáy đai dương, khám phá những vùng đất mới (thể hiện qua thiết kế hiện đại của con tàu Nau-ti-lơtx).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA HS

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

- Lịch sự cáo từ A-rô-nắc trước khi đi ra.

- Đón tiếp ba người một cách lạnh lùng nhưng chu đáo.

- Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho giáo sư A-rô-nắc bắt.

- Dọn sẵn bữa ăn trên bàn cho A-rô-nắc.

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

- Băn khoăn về sự đón tiếp chu đáo mà vẫn lạnh lùng của Nê-mô.

- Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nê-mô.

- Cho rằng tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô là một kì quan hiện đại.

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

- Nghi ngờ, không tin tưởng, khó chịu khi ở trên con tàu của Nê-mô (hỏi han giáo sư A-rô-nắc về lai lịch của Nê-mô, cho rằng ở trong con tàu của Nê-mô giống như ngục từ bằng sắt).

- Chống đối, cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lơtx sẽ không an toàn (có ý định đoạt tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô).

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản kể về những ngày đầu tiên của cuộc hành trình khám phá vạn dặm dưới đáy biển của các nhà khoa học trên con tàu Nau-ti-lơtx.

 

2. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn.

- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất chân thực, sinh dộng.

- Hình ảnh mang tính chất sáng tạo.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: HS đọc câu hỏi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Văn bản viết về đề tài gì?

  1. Cuộc điều tra về thân thế.
  2. Du hành thời gian và không gian.
  3. Triển lãm khoa học.
  4. Khám phá thể giới bí ẩn dưới đáy đại dương.

 

Câu 2: Câu nào nói đúng về tình huống trong văn bản?

  1. Ba nhân vật giả danh thành những nhà khoa học để đi tìm hiểu về tàu Nautilus, nhằm cố gắng phát hiện ra âm mưu của chính phủ Mỹ.
  2. Ba nhân vật rơi vào con tàu Nautilus hiện đại, với một người thuyền trưởng bí ẩn và họ không thể biết điều gì đón đợi họ trong hành trình phía trước.
  3. Ba nhân vật tìm cách chạy trốn khỏi tàu Nautilus nhưng lần này vẫn chưa thành công.
  4. Không thể xác định được.

Câu 3: Aronnax trong văn bản là ai?

  1. Giáo sư sinh vật học
  2. Giáo sư chế tạo tàu biển
  3. Kĩ sư chế tạo tàu biển
  4. Thuyền phó.

Câu 4: Nhờ vào quãng thời gian trong bài đọc mà ánh sáng tự nhiên dưới đáy biển sâu giúp ích gì cho các nhân vật?

  1. Giúp họ tìm thấy chân lí của cuộc đời.
  2. Giúp họ khám phá vẻ đẹp biển cả.
  3. Giúp họ tìm đường thoát ra khỏi con tàu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Câu nào nói đúng về không gian trong văn bản?

  1. Dưới đáy biển sâu với nhiều cảnh đẹp tựa như thế giới thần tiên
  2. Trong khoang tàu bừa bộn, đủ các thứ
  3. Trong giấc mơ của giáo sư Ned Land
  4. Trái Đất

Câu 6: Thái độ của Aronnax về Nemo không được biểu hiện qua chi tiết nào?

  1. Băn khoăn về sự tiếp đón chu đáo mà vẫn lạnh lùng của Nemo.
  2. Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nemo.
  3. Cho rằng tàu Nautilus của Nemo là một kì quan hiện đại.
  4. Trân trọng những giá trị tinh thần mà Nemo đem đến.

 

Câu 7: Câu nào nói đúng về thái độ của Ned Land về Nemo?

  1. Nghi ngờ, không tin tưởng, khó chịu khi ở trên tàu của Nemo
  2. Tôn trọng, kính phục Nemo vì đã tạo ra một thứ quá đỗi hiện đại.
  3. Yêu thích những thứ mà Nemo cho.
  4. Tỏ ý muốn giúp đỡ Nemo trong công cuộc của mình.

 

Câu 8: Ta có thể nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nemo?

  1. Lịch sự
  2. Có vẻ lạnh lùng bên ngoài nhưng chu đáo, hiếu khách
  3. Có tài năng, khao khát khám phá đáy đại dương, khám phá những vùng đất mới
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Những khả năng vượt trội của tàu Nautilus giúp chúng ta hiểu thêm về các đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng. Điều đó được thể hiện như thế nào qua sự mở rộng không gian không có giới hạn?

  1. Cuộc chinh phục không gian bằng tàu Nautilus của 3 nhân vật chính.
  2. Tàu Nautilus là sự tưởng tượng của nhà văn về một con tàu hiện đại, cho phép lặn ở bất cứ độ sâu nào dưới biển.
  3. Thuyền trưởng Nemo muốn thâu tóm đại dương bằng chiến lược quân sự hùng mạnh của mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập : bàn về đọc sách
Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc

BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỢNG ( TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay