Giáo án tin học 3 cánh diều bài 5: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính (1 tiết)
Giáo án bài 5: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính (1 tiết) sách tin học 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tin học 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tin học 3 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tin học 3 cánh diều bài 5: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính (1 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: BẢO VỆ SỨC KHỎE KHI DÙNG MÁY TÍNH
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
- Nhận ra và nêu được tác hại của tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
- Biết vị trí phù hợp của màn hình với mắt và nguồn sáng trong phòng.
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Ứng dụng và sử dụng các kiến thức đã học vào thực, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Nhận biết được tư thế ngồi làm việc với máy tính, nêu được tác hại của tư thế ngồi sai và sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
- Biết vị trí phù hợp của màn hình với mắt và nguồn sáng trong phòng.
- Nhận ra được các tình huống an toàn về điện khi sử dụng máy tính.
- Phẩm chất
- Rèn ý thức nghiêm túc, chăm chỉ khi làm việc với máy tính.
- Có ý thức giữ gìn các thiết bị điện tử khi sử dụng.
- Có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính cài đặt phần mềm trình chiếu.
- Máy chiếu, màn chiếu (nếu có).
- Chuẩn bị phòng máy có đủ máy tính cho HS.
- Đối với học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi động cơ một cách tự nhiên để HS bước vào bài học mới đó là "Ngồi làm việc với máy tính đúng cách". b. Cách thức tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Khi dùng máy tính, nếu em nhìn sát vào màn hình hoặc ngồi quá lâu thì có thể gây hại cho sức khỏe như thế nào? - GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để tìm hiểu rõ hơn các quy tắc khi làm việc với máy tính để không ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Bài 5: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính a. Mục tiêu: HS biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 1, 2 SGK trang 15 và trả lời câu hỏi: Hình nào thể hiện tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính? Nếu em ngồi sai tư thế, sẽ có tác hại gì? - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - GV chốt lại đáp án và nhận xét. - GV giới thiệu kiến thức cho HS về các tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính: Khi làm việc với máy tính, em cần điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng như sau: + Lưng thẳng; + Đặt bàn phím giữa mắt và màn hình; + Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím, tay thả lỏng thoải mái; + Mắt ngang tầm màn hình và nên giữ khoảng cách tới màn hình từ 50 cm đến 80 cm. + Chỗ ngồi đủ ánh sáng, nguồn sáng không chiếu thẳng vào màn hình hoặc vào mắt. - Từ đó, GV giải thích về tư thế ngồi sai ở hình bên trái: lưng không thẳng, mắt có thể nhìn xa hơn và thấp hơn màn hình, chân không thoải mái vì không có chỗ để chân. - GV tiếp tục nhấn mạnh: Ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính có thể gây ra bệnh về cột sống và mắt. Dùng máy tính quá lâu sẽ gây hại sức khỏe như giảm thị lực, mệt mỏi. Sau mỗi lần sử dụng máy tính khoảng 30 phút, cần nghỉ giải lao từ 5 đến 10 phút. Hoạt động 2: Thực hiện các quy tắc an toàn về điện a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tình huống điển hình vi phạm quy tắc an toàn về điện, là nguyên nhân gây ra chập điện, bị điện giật hoặc cháy nổ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3, 4, 5 SGK trang 16 và cho biết: Các Hình 3, 4, 5 nhắc nhở chúng ta điều gì? - GV mời 1 - 2 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt lại đáp án. - GV giải thích: Quy tắc an toàn về điện là các quy tắc sử dụng những thiết bị sử dụng điện, ví dụ như máy tính, quạt điện... sao cho không bị điện giật hoặc không bị chập điện và cháy nổ. - GV lấy thêm một số tình huống khác trong đó có nguyên nhân dẫn đến bị điện giật, bị chập điện gây hư hại thiết bị để minh họa thêm cho HS. - GV giới thiệu cho HS các quy tắc an toàn về điện: + Không chạm tay vào vật có điện để tránh bị điện giật. + Không được dùng kéo, dao hay đồ kim loại cắm vào ổ điện. + Không để vật chứa nước gần thiết bị sử dụng điện vì nếu vô tình đỏ nước sẽ gây chập điện và cháy nổ. - GV tổng kết lại hoạt động: Khi sử dụng máy tính, em cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn về điện.
|
- HS trả lời: Nhìn sát vào màn hình sẽ gây mỏi mắt. Nếu nhìn như vậy nhiều lần có thể gây cận thị. - HS khác có thể đưa ra câu trả lời bổ sung: Ngồi nhìn sát vào màn hình có thể dẫn đến ngồi sai tư thế. Nếu ngồi sai tư thế như một thói quen có thể gây các bệnh về cổ và cột sống. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: + Hình 2 thể hiện tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính. + Ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính có thể gây ra các bệnh về cột sống và mắt.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời: + Hình 3: Chạm tay vào lỗ ổ cắm điện hoặc những chỗ không được bọc nhựa (chất cách điện) dễ bị điện giật. + Hình 4: Đưa các vật nhọn bằng kim loại như mũi kéo, mũi dao vào lỗ ổ cắm điện sẽ bị giật hoặc gây chập và cháy nổ. + Hình 5: Để nước gần thiết bị sử dụng điện, cụ thể là máy tính, nếu sơ ý làm đổ nước lên chúng sẽ gây chập điện và hỏng thiết bị. Trong tình huống này có thể sẽ hỏng bàn phím.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)