Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 46: Cân bằng tự nhiên. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

BÀI 46. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN  (21 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Cân bằng tự nhiên là gì?

Trả lời:

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định của tự nhiên các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Câu 2: Hãy trình bày trạng thái cân bằng quả quần thể. 

Trả lời:

- Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn đến tình trạng cân bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 3:  Khống chế ính học là gì? Lấy ví dụ về ứng dụng của khống chế sinh học.

Trả lời: 

- Khống chế sinh học là số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại

- Ví dụ: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho thuốc hóa học là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.

Câu 4: Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái là gì? Cân băng tự nhiên trong hệ sinh thái được thể hiện ở đâu?

Trả lời:

- Cân bằng tự nhiên trong môi trường sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái.

-  Thể hiện ở sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống, môi quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường. Bên cạnh đó, cân bằng sinh thái còn được thể hiện ở sự thay đổi của quần xã sinh vật theo chu kì mùa và chu kì ngày đêm.

Câu 5: Hãy nêu các nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên.

Trả lời:

- Các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên

+ Phá rừng bùa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Khai thác tài nguyên quá mức.

+ Chất thải sinh hoạt xả ra môi trường chưa qua xử lí

+ Công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

+ Thảm họa thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần,…

Câu 6: Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nào?

Trả lời:

- Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện:

+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái.

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên… 

Câu 7: Sinh vật ngoại lai là gì? Em hãy kể một số sinh vật ngoại lai mà em biết.

Trả lời:

- Sinh vật ngoại lai là sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải khu vực sống tự nhiên của chúng, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sih thái bản địa và đa dạng sinh học.

- Một số sinh vật ngoại lai: 

+ Ốc bươu vàng

+ Tôm càng đỏ

+ Rùa tai đỏ

+ Cây mai dương

+ Bèo tây

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

Trả lời:

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt…) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể… làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,…cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể bằng cách là giảm mức sinh sản, tăng mức độ tử vong, tăng xuất cư.

Câu 2: Hãy phân tích sự phân tầng các quần thể thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.

Trả lời:

- Sự phân tầng trong quần xã thực vật ở rùng mưa nhiệt đới là do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật.

- Trong quần xã rừng mưa nhiệt đơi thường phân làm 4 tầng: tầng cây bụi nhỏ và cỏ → tầng cây gỗ nhỏ → tầng cây gỗ vừa → tầng cây gỗ lớn; Cây ưa sáng vươn lên tầng cao để thu nhận ánh sáng có cường độ mạnh. Cây ưa bóng phân bố chủ yếu ở dưới để thu nhận ánh sáng có cường độ yếu.

Câu 3: Quan sát hình sau, hãy cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Trả lời:

Cỏ (thực vật) là loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Bởi vì cỏ là thức ăn của các loại động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ là thức ăn của các động vật ăn thịt. Sự tồn tại của cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sinh trưởng và phát triển, sự đa dạng của các loài động vật tồn tại trong một quần xã.

Câu 4: Hãy điền đúng hoặc sai vào các nhận định về hiện tượng khống chế sinh học trong bảng dưới đây.

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

Đúng/sai

  1. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
 
  1. Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.
 
  1. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
 
  1. Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
 
  1. Số lượng các cá thể trong quần thể giảm
 

 

Trả lời:

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:

Đúng/sai

  • Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

Đúng

  • Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.

Sai

  • Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

Sai

  • Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Sai

  • Làm cho số lượng các cá thể trong quần thể giảm

Sai

 

Câu 5: Em hãy nêu các cặp quần thể ở địa phương mà giữa chúng có xảy ra hiện tượng không chế sinh học

Trả lời:

- Các cặp quần thể ở địa phương mà giữa chúng có xảy ra hiện tượng không chế sinh học là

+ Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.

+ Quần thể châu chấu và gà.

+ Quần thể rắn và chuột.

+ Quần thể ếch và rắn.

Câu 6: Hãy chứng minh cân bằng sinh thái thể hiện ở sự thay đổi quần xã sinh vật theo chu kì mùa.

Trả lời:

- Thực vật thường rụng lá vào mùa đông hoặc phát triển kém, dẫn đến một lượng lớn thức ăn của các loại sinh vật khác giảm sút. Một số loài động vật chọn cách ngủ đông, số khác di cư đến nơi ấm áp hơn.

     

=> Điều kiện khí hậu thuận lợi thực vật phát triển dẫn đến động vật cũng phát triển, tuy nhiên số lượng lời sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

 VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. Trong số các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Sự thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp,… Ví dụ: Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên gây chết nhiều động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát,…

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể,,… có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. Ví dụ: Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,…thì khả năng sống sót của con non thụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú ăn thịt (hổ, báo,…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.

Câu 2: Tại Việt Nam, những nguyên nhân nào có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên? Em hãy đưa ra các biện pháp khắc phục.

Trả lời:

- Các nguyên nhân có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên là:

+ Phá rừng bừa bãi, cháy rừng.

+ Săn bắt động vật hoang dã

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức

+ Các chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

+ Bão, lũ lụt,…

  • Các biện pháp khắc phục:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

+ Phòng cháy rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.

- Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.

- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp

- Xử lý các chất thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải vào môi trường….

Câu 3: Các sinh vật ngoại lai đe dọa như thế nào đến hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học. Em hãy cho ví dụ.

Trả lời:

Sinh vật ngoại lai gây rất nhiều tiêu cực như cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú với các loài sinh vật bản địa; làm giảm tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái; cản trở sự tái sinh tự nhiên của những loài bản địa do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh với mật độ dày đặc của loài ngoại lai; lai giống với những loài sinh vật bản địa, làm suy giảm nguồn gen.

Đối với loài ngoại lai có khả năng thụ tinh chéo, sinh vật ngoại lai làm rối loạn hệ thống gen của sinh vật bản địa và cạnh tranh, tiêu diệt dần loài bản địa, dẫn đến sự thay đổi, suy thoái hoặc tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa. Đặc biệt, sinh vât ngoại lai có thể truyền bệnh và kí sinh trùng.

Ví dụ cây mai dương (trinh nữ đầm lầy)

Thân mai dương có chứa mimosin, một loại axit amin có thể gây độc hại đối với nhiều loại động vật. Cây sẽ cạnh tranh và dần dần tiêu diệt các loài cây khác, nhất là các loài thảo mộc, các loài thực vật phát triển ở tầm thấp. Đối với những vùng trồng lúa nước và hoa màu, loài cây này sẽ cản trở việc làm đất và chăm sóc các loại cây trồng. Ở những khu vực mà loài cây này mọc dày đặc với mật độ phủ kín thì không loài cây, loài động vật nào sống được dưới tán của chúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sinh vật ngoại lai đe dọa nghiêm trọng đế hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học. Em hãy đề xuất các biện pháp để quản lý hiệu quả các sinh vật ngoại lai này.

Trả lời:

- Các biện pháp để quản lý hiệu quả các sinh vật ngoại lai:

+ Tăng cường điều tra, phát hiện thường xuyên và lập bản đồ kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị sinh vật ngoại lai xâm chiếm.

+ Nghiêm cấm buôn bán, chăn nuôi, du nhập các sinh vật ngoại lai đã được nhà nước quy định.

+ Tăng cường thông tin truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng để phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của sinh vật ngoại lai.

+ Tiến hành các hoạt động xử lý, kiểm soát và ngăn chặn các khu vực bị sinh vật ngoại lai xâm chiếm bằng các phương pháp phù hợp.

Câu 2: Quần xã sinh vật và ngoại cảnh có quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ

Trả lời:

Ngoại cảnh và quần xã luôn có tác động qua lại với nhau. Đây là kết quả tổng hợp của các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể và mối quan hệ giữa các quần thể với nhau.

- Ví dụ :

+ Gặp khí hậu thuận lợi, ấm áp, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển, số lượng sâu tăng khiến cho chim ăn sâu có điều kiện kiếm mồi và phát triển... nhưng khi chim sâu quá nhiều thì số lượng sâu bị tiêu diệt càng lớn và số lượng sẽ giảm.

+ Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di cư chống rét…



=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay