Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNGBÀI 41. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (22 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.
Trả lời:
- Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
- Các môi trường sống chủ yếu là:
+ Môi trường trên cạn
+ Môi trường nước
+ Môi trường trong lòng đất
+ Môi trường sinh vật
Câu 2: Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?
Trả lời:
- Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Nhân tô sinh thai được xếp vào 2 nhóm:
+ Nhân tố hữu sinh: các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật khác)
+ Nhân tố vô sinh: các yếu tố không sống của môi trường.
Câu 3: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến các sinh vật.
Trả lời:
- Ánh sáng, nhiệt độ,… là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật. Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiên chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật biết các vật và dịnh hướng di chuyển trong không gian. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của vật.
Câu 4: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái hữu sinh đến các vi sinh vật.
Trả lời:
- Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sinh vật sống xung quanh.Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Câu 5: Giới hạn sinh thái là gì?
Trả lời:
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 6: Sinh vật có những loại môi trường sống chủ yếu nào?
Trả lời:
- Các môi trường sống chủ yếu là:
+ Môi trường trên cạn: mặt đất và khí quyển.
+ Môi trường nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Môi trường trong lòng đất: các lớp đất.
+ Môi trường sinh vật: cơ thể động vật, thực vật, con người,…
Câu 7: Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.
Trả lời:
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh | Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh |
- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật. | - Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch). |
- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh. | - Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. |
Câu 8: Quan sát hình 41.3 và trả lời câu hỏi sau
- Cá rô phi tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?
- Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?
Trả lời:
- a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC – 42o
- c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30o
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?
Trả lời:
- Vì con người có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hầu hết đời sống của các sinh vật trong môi trường. Con người có thể làm thay đổi môi trường sống, điều kiện sống, các nhân tố vô sinh khác cũng như sự tăng trưởng của các sinh vật khác.
Câu 2: Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng cho năng suất cao hơn khi trồng nơi trống trải.
Trả lời:
- Do giới hạn sinh thái của cây thích nghi phù hớp dưới tán rừng nếu thay đổi môi trường cây sẽ cho năng suất thấp hơn khi trồng ở nơi trống trải.
Câu 3: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh: sâu rầy, cày xới, đất, độ chua, bón phân, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2.
Trả lời:
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: sâu rầy, cày xới (con người), bón phân (con người).
- Nhân tố sinh thái vô sinh: đất, độ chua, chất mún, ánh sáng, O2, CO2.
Câu 4: Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:
- Trong 1 ngày (từ sáng tới tối) ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
- Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
Trả lời:
+ Trong 1 ngày, cường độ ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.
+ Mùa hè dài ngày hơn mùa đông.
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp.
Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.
Trả lời:
- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:
+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cá.
+ Do điều kiện môi trường sống.
+ Do đặc điểm sinh sản của loài.
+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể…
Câu 6: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đơic có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái trong bảng sau:
Nhân tố sinh thái vô sinh | Nhân tố sinh thái hữu sinh |
Trả lời:
Nhân tố sinh thái vô sinh | Nhân tố sinh thái hữu sinh |
Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa | Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá. |
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng vườn nhà, những nhân tô sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong llan mạnh hơn, độ ẩm trong rừng cao hơn vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ngoài rừng…
Câu 2: Hãy vẽ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 90oC, trong đó điểm cực thuận là 55oC
Trả lời:
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng xa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 56oC, trong đó điểm cực thuận là 32oC.
Trả lời:
Câu 4: Hãy cho biết ưu điểm của trồng cây trong nhà kính
Trả lời:
- Ưu điểm của trồng cây trong nhà lưới hoặc nhà kính là:
- Hạn chế được sự tác động xấu của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh từ môi trường tự nhiên đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: tránh những tác động xấu bởi các yếu tố thời tiết cực đoan như mưa to, gió lớn, nắng to; bảo vệ cây trồng tránh tác động của côn trùng, động vật phá hoại.
- Có thể chủ động điều chỉnh các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
Câu 5: Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng thời vụ thường đạt năng suất cao.
Trả lời:
Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… phù hợp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức sống cao, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Bằng thực hiễn cuộc sống, hãy nêu môi trường sống của các sinh vật có tên trong bảng sau:
Stt | Tên sinh vật | Môi trường sống |
1 | Gấu Bắc cực | |
2 | Gấu trúc Trung Quốc | |
3 | Trâu, bò | |
4 | Sán dây | |
5 | Sán lá gan | |
6 | Giun đũa | |
7 | Giun đất | |
8 | Rong đuôi chó | |
9 | Cá rô phi |
Trả lời:
Stt | Tên sinh vật | Môi trường sống |
1 | Gấu Bắc cực | Trên cạn |
2 | Gấu trúc Trung Quốc | Trên cạn |
3 | Trâu, bò | Trên cạn |
4 | Sán dây | Sinh vật |
5 | Sán lá gan | Sinh vật |
6 | Giun đũa | Sinh vật |
7 | Giun đất | Trong đất |
8 | Rong đuôi chó | Dưới nước |
9 | Cá rô phi | Dưới nước |
Câu 2: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.
Trả lời:
– Khi ta để một chậu cây bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng là cây có chiều nghiêng và hướng ra phía ngoài cửa sổ.
– Cũng như bất kì một cây trồng nào khác, cây trồng trong chậu bên cạnh cửa sổ chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó có tác động của ánh sáng. Tuy nhiên, tác động của ánh sáng lên cây không đồng đều ở tất cả mọi phía mà tác động chủ yếu từ phía cửa sổ. Ánh sáng lại là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây : có ánh sáng cây mới tiến hành quang hợp được để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể. Do vậy khi ánh sáng tác động từ một phía cửa sổ, cây trồng luôn có xu hướng nghiên và vươn ra hướng bên ngoài cửa sổ (bên trong cây có những biến đổi nhất định nào đó) để tiếp nhận được ánh sáng nhiều hơn và tiến hành quang hợp. Đây chính là tính hướng sáng của thực vật.
Câu 3: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào ?
Trả lời:
- Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của sinh vật hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự biến đổi của các nhân tố khác như : lượng mưa, băng tuyết, độ ẩm, gió…
- Ở những vùng giá lạnh, khi mùa đông tới, nhiệt độ hạ rất thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động vật. Để tránh rét, nhiều loài động vật có tập tính ngủ đông. Khi đó, thân nhiệt giảm, tiêu hao năng lượng hạn chế tới mức tối đa…
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái