Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 47: Bảo vệ môi trường
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 47: Bảo vệ môi trường. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
BÀI 47. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Thời kì nguyên thủy, con người đã tác động lên môi trường như thế nào?
Trả lời:
- Thời kì nguyên thủy, con người chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.
Câu 2: Trình bày tác động của các hoạt động trồng trọt đến môi trường qua từng thời kì xã hội.
Trả lời:
Gồm có ba thời kì: Thời kì nguyên thủy, xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.
- Thời kì nguyên thuỷ
Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên, chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.
- Xã hội nông nghiệp
Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt làm đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.
- Xã hội công nghiệp
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy móc hiện đại đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn. Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.
Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì?
Trả lời:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuản môi trường vây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 4: Hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là:
- Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật.
- c) Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- d) Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
Câu 5: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp như:
+ Xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
Câu 6: Biến đổi khí hậu là gì?
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đên hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biế đổi khí hậu.
Câu 7: Hãy nêu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Các biện pháp hích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Chủ động xây dựng đê điều kiên cố
+ Trồng rừng chắn sóng, chống xói mòn ở bờ biển, bờ sông
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp
+ Xây nhà chống lũ,…
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau
- Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hóa chất vảo vệ thực vật.
Trả lời:
- Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp nhue CO, SO2, CO2, NO2,.. có ảnh huowngrkhoong tốt đến cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, chúng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
- Ô nhiễm do hóa chât bảo vệ thực vật: Sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. Những hóa chất này góp phần làm tăng năng suất cây trồng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.
Câu 2: Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
Trả lời:
- Ô nhiễm do các chất thải phóng xạ: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu đến từ các hoạt động thử và sản xuất vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử,.. Các chất phóng xạ có khả năng làm biến đổi gây đột biến vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, từ đó làm phát sinh một số bệnh tật, tật di truyền.
- b) Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Vi sinh vật gây bệnh cho con người có thể phát triển mạnh trong môi trường chứa các chất thải như phân động vật, nước thải sinh hoạt, rác thải từ bệnh viện,.. không được xử lý đúng cách.
Câu 3: Vì sao rừng ngập mặn có thể chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển?
Trả lời:
Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp.
Câu 4: Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người
Trả lời:
- Vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người.
+ Đa dạng sinh học: Mỗi loài sinh vật đều là một mắt xích trong hệ sinh thái, khi loài nào đó biến mất sẽ làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.
+ Đóng góp về y học:Nhiều loài cí chứa các chất hóa học hữu ích giúp y học tìm ra những loại thuốc, phương pháp chữa bệnh mới.
+ Lợi ích nông nghiệp: Dùng côn trùng và các loại động vật ăn sâu bọ thay thế thuốc hóa học bừa hiệu quả, vừa thân thiện với môi trường.
+ Điều tiết môi trường: Có những sinh vật có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng môi trường, cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu...
Câu 5: Vì sao phải bảo vệ tầng ozone?
Trả lời:
Phải bảo vệ tầng ozone vì:
+ Tầng ozone hấp thụ tia cực tím từ bức xạ của mặt trời đến trái đất, giúp bảo vệ môi trường, khí hậu và sinh vật sống.
+ Tầng ozone giúp con người có thể tránh được nguy cơ mắc phải các bệnh về da và ung thư.
+ Khi tầng ozone bị suy giảm cũng có thể gây ra biến đổi khí hậu.
Câu 6: Việc phân loại rác thải trong gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
Trả lời:
- Lợi ích của phân loại rác thải trong gia đình trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường là:
+ Giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Giúp giảm đi lượng lớn rác thải rắn và mùi thải ra môi trường, mang lại kinh tế lớn từ các loại rác thải có thể tái chế được.
+ Giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày lợi ích của trồng cây xanh trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
Trả lời:
Lợi ích của trồng cây xanh:
- Giảm xói mòn đất, giảm lũ ống, lũ quét: cây có thể giúp giữ nước và cản trở quá trình chảy của dòng nước, gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão,lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Bên cạnh đó, lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo và trở thành các mạch nước ngầm.
- Giảm nhiệt độ, khói bụi thành phố: giúp cho không khí ó trong lành hơn và tạo bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời. Lá cây sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Cây cũng hấp thụ các khí độc thải ra từ khói xe cộ, quán ăn, bụi bẩn nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra, giúp giảm bớt nhiệt.
- Bảo tồn năng lượng: Trồng nhiều cây xanh trong khu nhà ở có thể giúp cắt giảm nhu cầu sử dụng điều hòa, chúng ta không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà còn giảm bớt lượng CO2 thải ra từ các nhà máy sản xuất điện.
- Ngăn chặn tia cực tím:cây xanh trở thành bóng râm mát che chắn ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống người đi đường. Từ đó giúp giảm bớt ảnh hưởng của tia cực tím lên làn da.
- Cải thiện sức khỏe con người: ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật trên cơ thể người. Được sống trong môi trường yên tĩnh, trong lành sẽ khiến sức khỏe trở nên tốt hơn và trồng nhiều cây xanh là biện pháp tự nhiên, lâu dài để cải thiện tình trạng này.
- Giúp cân bằng hệ sinh học: Cây là nơi tú ngụ của nhiều loài sinh vật, giúp giảm thiểu việc tuyệt chủng, cải thiện sự cân bằng hệ thống sinh học.
Câu 2: Em hãy đưa ra các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.
Trả lời:
- Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:
+ Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã.
+ Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả.
+ Tiêu hủy tất cả kho sản phẩm từ động vật hoang dã thu giữ được.
+ Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại động vật hoang dã trên toàn quốc.
+ Gắn liền trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát cũng như chấm dứt tình trạng tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trên địa bàn.
+ Ngăn chặn tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên internet.
+ Tăng cường tiếng nói của cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Em hãy đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng trên.
Trả lời:
- Hoạt động tại trường học gây ô nhiễm môi trường:
+ Vứt giấy rác, đồ ăn sáng bừa bãi.
+ Xả các hóa chất, chất thải trong phòng thí nghiệp chưa qua xử lý.
- Hoạt động ở gia đình gây ô nhiễm môi trường:
+ Khí thải đun nấu.
+ Nước thải sinh hoạt và chế biến.
+ Các hóa chất từ nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt trong hộ gia đình.
+ Lạm dụng túi nilon.
- Hoạt động ở địa phương gây ô nhiễm môi trường:
+ Chất thải, khí thải ở các khu công nghiệp chưa được xử lý
+ Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
+ Khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Một số biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên là:
+ Xử lý chất thải trong công nghiệp, sinh hoạt gia đình và hoạt động tại nhà trường.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất .
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
Câu 2: Nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sóng biển,… có trữ lượng vô cùng lớn, có sẵn và thân thiện với môi trường. Trong khi đó các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế ở đất nước ta, em hãy phân tích nguyên nhân vì sao?
Trả lời:
- Nguyên nhân việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế ở đất nước ta:
+ Tính ổn định thấp: do chịu tác động từ nhiên nhiên như chỉ có thể khai thác năng lượng mặt trời vào ban ngày trời không mưa, không âm u; tốc độ gió phải tối thiểu 4m/s tua bin gió mới băt đầu hoạt động…
+ Đòi hỏi công nghệ tiên tiến và chi phí cao: chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo nhìn chung đang cao hơn so với chi phí từ năng lượng hóa thạch.
+ Cần nhiều không gian: Ví dụ quạt gió có kích thước lớn và phát ra tiếng ồn to, vì vậy cần lắp đặt nơi rộng rãi, xa vùng dân cư.
+ Các thiết bị năng lượng tái tạo cần tái chế: các thiết bị tái tạo có thể gây ra một số lo ngại vì việc sản xuất chúng và quá trình xử lý chúng có thể gây ô nhiễm.
Ví dụ, pin mặt trời sau quá trình sử dụng có thể độc hại, chúng ta cần có quy trình tái chế hợp lý.
Câu 3: Em hãy phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm thiểu tác hại do nó gây ra.
Trả lời:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật:
+ Mất cân bằng sinh thái: thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại, đồng thời, nó cũng giết chết rất nhiều loài có lợi như ong kí sinh, côn trùng bắt mồi, …
+ Ô nhiễm môi trường đất gây tích tụ chất độc hại trong đất ảnh hưởng đến các sinh vật dưới đất như giun, dế,..
+ Ô nhiễm môi trường nước: bao bì, lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Người sử dụng không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cũng như chưa nắm rõ cách sử dụng thuốc BVTV bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như các bệnh về hô hấp, da, mắt và gây ngộ độc qua đường miệng.
- Biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm thiểu tác hại gây ra:
+ Tuyên truyền không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phải thận trọng khi bảo quản và sử dụng thuốc.
+ Phải dùng đúng liều lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng phương pháp.
+ Sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ hoặc hưỡng dẫn ghi trên bao lì nhãn mác.
+ Các vỏ bao bì chứ thuốc sử dụng xong phải được xử li đúng cách, vứt đúng nơi quy định….
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 47: Bảo vệ môi trường