Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức bài 2: Vật nuôi và phương pháp chăn nuôi

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Vật nuôi và phương pháp chăn nuôi sách công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

 

BÀI 2: VẬT NUÔI VÀ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI

  1. Tìm hiểu về phân loại vật nuôi

a) Phân loại theo nguồn gốc

+ Vật nuôi bản địa: những vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một địa phương hoặc khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và tập quán chăn nuôi của địa phương.

+ Vật nuôi ngoại nhập: giông vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam qua các con đường khác nhau, ở các thời điểm khác nhau.

b) Phân loại theo đặc tính sinh vật học

Vật nuôi có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau theo các cách khác nhau như:

- Vật nuôi trên cạn và vật nuôi dưới nước

- Gia súc và gia cầm

- Vật nuôi đẻ con và vật nuôi đẻ trứng

- Gia súc dạ dày 4 túi và gia súc dạ dày đơn,...

  1. Phân loại theo mục đích sử dụng

- Vật nuôi lấy thịt.

- Vật nuôi lấy trứng.

- Vật nuôi lấy lông.

- Vật nuôi lấy sức kéo.

  1. Tìm hiểu về một số phương thức chăn nuôi chủ yếu ở Việt Nam

a) Tìm hiểu về chăn thả tự do

- Khái niệm: là phương thức chăn nuôi mà vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.

b) Tìm hiểu về chăn nuôi công nghiệp

- Khái niệm: Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.

- Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao. 

- Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

c) Tìm hiểu về chăn nuôi bán công nghiệp

- Khái niệm: là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp (nuôi nhốt hoàn toàn) với chăn thả tự do.

- Ưu điểm: chất lượng sản phẩm chăn nuôi cao hơn vật nuôi được đối xử tốt hơn.

  1. Tìm hiểu về xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới

a) Phát triển chăn nuôi bền vững

- Khái niệm: Là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

- Đặc điểm: 

+ Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, tự do thể hiện các tập tính tự nhiên. 

+ Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm.

+ Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ. 

+ Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

b) Chăn nuôi thông minh

- Khái niệm: Là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.

- Đặc điểm:

+ Áp dụng đồng bộ công nghệ thông minh vào chăn nuôi. 

+ Tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi. 

+ Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”. 

+ Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay