Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 15: Điện trở, tụ điện và cuộn cảm
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 15: Điện trở, tụ điện và cuộn cảm sách Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
BÀI 15: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
ĐIỆN TRỞ
Công dụng
- Được sử dụng để hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử.
Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu | ||
Mỹ | Châu Âu | |||
Điện trở cố định | ||||
Biến trở | ||||
Điện trở nhiệt | ||||
Điện trở quang | ||||
Thông số kĩ thuật
- Giá trị điện trở: Giá trị điện trở cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở, đơn vị đo là ohm, kí hiệu là Ω.
- Công suất định mức: Công suất định mức là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể làm việc được trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt.
Đọc số liệu kĩ thuật
Trên thân điện trở thuồng ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc theo các vạch màu tuỳ theo hình dáng cụ thể của mỗi loại điện trở.
*Nếu trên thân điện trở có 4 vạch màu:
+ Vạch màu 1 biểu thị giá trị hàng chục
+ Vạch màu 2 biểu thị giá trị đơn vị
+ Vạch màu 3 biểu thị hệ số nhân theo luỹ thừa của 10,
+ Vạch màu 4 biểu thị giá trị sai số của điện tử.
*Nếu trên thân điện trở có 5 vạch màu:
+ Vạch màu 1 biểu thị hàng trăm.
+ Vạch màu 2 biểu thị giá trị hàng chục.
+ Vạch màu 3 biểu thị giá trị hàng đơn vị
+ Vạch màu 4 biểu thị hệ số nhân theo luỹ thừa của 10.
+ Vạch màu 5 biểu thị giá trị sai số của điện trở.
II. TỤ ĐIỆN.
1. Công dụng
- Dùng để ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
- Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
- Sử dụng để lọc nguồn, truyền tín hiệu, tích trữ năng lượng điện,…
2. Hình dạng và kí hiệu
Hình dạng một số loại tụ điện thông dụng và kí hiệu tương ứng trên bàng 15.2.
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Tụ không phân cực (tụ thường) | ||
Tụ có điều chỉnh (tụ xoay) | ||
Tụ phân cực (tụ hoá) |
3. Thông số kĩ thuật
- Điện dung của tụ điện (C): Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó, đơn vị đo là fara, kí hiệu F.
- Điện áp định mức (Udm): là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
- Dung kháng của tụ điện (Xc): Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó, đơn vị đo là ohm.
Trong đó: f là tần số của dòng điện qua tụ điện; C là điện dung của tụ điện.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
Trên tụ điện thường ghi hai thông số kĩ thuật quan trọng là:
- Điện áp định mức.
- Giá trị điện dung.
III. CUỘN CẢM
Công dụng
Được dùng để dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tàn và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ tạo thành các mạch cộng hưởng.
Cuộn cảm được dùng trong các mạch điều khiển tín hiệu, ổn định điện áp, mạch lọc,…
Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Cuộn cảm lõi không khí | ||
Cuộn cảm lõi ferrite | ||
Cuộn cảm lõi sắt |
Thông số kĩ thuật
- Điện cảm (L) cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó, đơn vị đo là henry, kí hiệu là H.
- Dòng định mức (lđm): trị số dòng điện lớp nhất cho phép chạy qua cuộn cảm và khả năng tích luỹ năng lượng từ trường.
- Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều (biến thiên) chạy qua nó, đơn vị đo là ohm.
XL = 2πfL
Trong đó: f là tần số dòng điện chạy qua cuộn cảm; L là hệ số điện cảm của cuộn cảm.
Đọc số liệu kĩ thuật
Trên thân cuộn cảm ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc có vạch tuỳ theo hình dáng cụ thể.
- TH1: trên thân cuộn cảm ghi các mã gồm ba hoặc bốn chữ số:
+ Hai chữ số đầu cho biết giá trị hàng chục và hàng đơn vị của hệ số điện cảm.
+ Chữ số thứ ba tương ứng với hệ số nhân theo số mũ 10.
+ Chữ số thứ tư cho biết dung sai của điện cảm.
Đơn vị mặc định là micro Henry (μH)
- TH2: Trên thân cuộn cảm có các vạch màu biểu thị hệ số điện cảm.
Giống như điện trở: giá trị số tương ứng với mỗi màu sắc của vạch màu ghi trên thân cuộn cảm được tra cứu theo Hình 15.3.
=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 15: Điện trở, tụ điện và cuộn cảm