Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ 1. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN ĐẠI

  1. VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG

Đô thị đóng vai trò là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước hoặc khu vực.

  • Là hạt nhân kinh tế của khu vực, động lực phát triển: tạo việc làm, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động,...
  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: hỗ trợ hiện đại hoá các ngành kinh tế, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.
  • Tăng cường liên kết, hội nhập: Đô thị là các đầu mối giao thông, thông tin, trung tâm thương mại, tài chính nên góp phần liên kết các vùng trong nước và quốc tế.
  • Lan toả về văn hoá, xã hội: Đô thị là trung tâm văn hoá, xã hội, có sức ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
  • Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Đô thị đi đầu trong giải quyết khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu.
  1. XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI
  2. Quá trình đô thị hóa thời kì xã hội công nghiệp
  • Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước.

+ Các nước phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoa. Quá trình công nghiệp hoa làm gia tăng số dân ở đô thị.

+ Các nước đang phát triển: Quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu. Quá trình công nghiệp hoa vẫn đang tiếp tục, trình độ đô thị hóá khác nhau làm cho tỉ lệ dân thành thị ở nhóm nước đang phát triển khác nhau. Các đô thị lớn tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ.

  • Quy mô đô thị hóa có xu hướng tăng lên: 

+ Năm 1900 thế giới có 1 thành phố trên 5 triệu người (Luân Đôn); đến năm 1970, toàn thế giới có 18 thành phố trên 5 triệu người, trong đó, thành phố có số dân lớn nhất là Tô-ky-ô (23,3 triệu người).

+ Các thành phố mở rộng do sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, dịch vụ nên người lao động có thể sinh sống ở xa trung tâm thành phố.

  • Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Các thành phố công nghiệp điển hình là Man-chét-tơ (Anh), Si-ca-gô (Hoa Kỳ),... các thành phố có hoạt động dịch vụ phát triển là Niu Oóc (Hoa Kỳ), Pa-ri (Pháp),...
  • Đô thị phát triển thiếu kiểm soát: Sự mở rộng các đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Đô thị hóa tự phát ở một số thành phố đã dẫn đến các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,...
  1. Quá trình đô thị hóa thời kì xã hội hậu công nghiệp
  • Tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm dần, tỉ lệ dân thành thị duy trì ổn định ở mức cao.

+ Hầu hết đô thị ở các nước phát triển đều dịch chuyển từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ, tỉ trọng công nghiệp giảm, dịch vụ không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

+ Đô thị hóa đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị có xu hướng chậm lại, tỉ lệ dân thành thị ổn định ở mức từ trên 70 % đến trên 80 %.

  • Ở một số nước phát triển xuất hiện các hiện tượng dô thị hoa mới như “tập trung hoá dân cư” và “phi tập trung hóa dân cư”. Ở một số nước phát triển xuất hiện hiện tượng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố nhỏ, thành phố vệ tinh.
  • Một số đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh hay đô thị sinh thái (lấy môi trường làm nền tảng phát triển), đô thị thông minh (dựa trên nền tảng công nghệ thông tin), ...
  1. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
  2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
  • Các đô thị ở Việt Nam được hình thành sớm.
  • Giai đoạn 1975 – 1009, đô thị phát triển mạnh với nhiều loại hình như: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị hành chính, đô thị tổng hợp.
  • Giai đoạn 2010 – 2021, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị và số lương đô thị tăng. Hệ thống phân bố đô thị không đồng đều trong cả nước
  • Trên cả nước đã hình thành hai vùng đô thị lớn là vùng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Tác động của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
  • Tác động tích cực:
  • Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua mở rộng, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
  • Với ưu thế về hạ tầng kĩ thuật và nguồn lao động có chất lượng, các đô thị thường là những cực thu hút vốn đầu tư lớn, bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước.
  • Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, xử lí chất thải.... của các đô thị đã được đâu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện và hiện đại.
  • Đô thị hoá còn tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, quy mô lớn. Đô thị hoá cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh và ngày càng mở rộng nên có khả năng tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.
  • Tác động tiêu cực: ở một số đô thị, quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát kéo theo một số tác động tiêu cực như: sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, quản lí trật tự an toàn xã hội....

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay