Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Bài 15: Vùng Tây Nguyên
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Vùng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
BÀI 15. VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: Giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia.
- Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm 5 tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất: Chủ yếu và các cao nguyên xếp tầng với mặt bằng rộng lắn, đất ba-dan màu mỡ.
- Khí hậu: Tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, phân hoá thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Nguồn nước: Tây Nguyên là nơi đầu nguồn của nhiều hệ thống sông, vùng có nhiều thác, hồ
- Sinh vật: Vùng có diện tích rừng lớn. Rừng có da dạng sinh học cao, nhiều loài sinh vật quý hiếm.
- Khoáng sản nổi bật là bô-xít
III. Đặc điểm dân cư và xã hội
1. Đặc điểm dân cư
- Tây Nguyên có quy mô dân số nhỏ. Đây là địa bản cư trú của nhiều dân tộc
- Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các đô thị.
- Vùng có nguồn lao động dồi dào, lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm các loại cây công nghiệp lâu năm.
2. Đặc điểm văn hoá dân tộc
- Tây Nguyên có nền văn hoá đa dạng, đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và có nhiều nghề truyền thống
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng.
IV. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả
+ Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước.
+ Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tây Nguyên, có giá trị xuất khẩu lớn.
+ Hồ tiêu đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng
+ Cao su, điều có diện tích và sản lượng đứng thứ hai
- Lâm nghiệp:
+ Vùng có diện tích rừng, tỉ lệ che phủ rừng cao hơn mức trung bình cả nước
+ Phát triển trồng rừng và phát triển cây dược liệu.
2. Công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện
- Công nghiệp khai khoáng
+ Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng bô-xít thành a-lu-min bắt đầu từ năm 2008.
+ Khai thác bô-xít được đầu tư thiết bị công nghệ cao, đảm bảo năng suất, chất lượng và gắn với bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác.
- Thuỷ điện
+ Sản xuất thuỷ điện ở Tây Nguyên phát triển mạnh.
+ Sản lượng điện sản xuất của vùng đóng góp gần 20% của cả nước (năm 2021).
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống cũng được đẩy mạnh ở Tây Nguyên.
3. Dịch vụ
- Năm 2021, dịch vụ chiếm 39,9% GRDP của vùng, trong đó du lịch được xác định là thế mạnh của ngành dịch vụ.
- Tây Nguyên đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời xây dựng các khu du lịch quốc gia và khu vực, tạo thương hiệu cho du lịch của vùng.
V. Các vấn đề môi trường trong phát triển ở Tây Nguyên
- Trong phát triển kinh tế – xã hội, Tây Nguyên cần quan tâm đến một số vấn đề về môi trường
- Rừng ở Tây Nguyên bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Tình trạng thiếu nước vào mùa khô xảy ra ở hầu hết các địa phương.
- Vì vậy vùng cân tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, nâng cấp và xây dựng hệ thống thuỷ lợi....
=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 15: Vùng Tây Nguyên