Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 13. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lý: Giáp với Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, giáp với nước láng giềng Lào và vùng biển rộng lớn ở phía đông.

- Phạm vi lãnh thổ: 

+ Kéo dài theo chiều bắc-nam, hẹp ngang theo chiều đông-tây và tất cả các tỉnh đều giáp biển

+ Bao gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh. 

+ Vùng biển có nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đó Hoàng Sa và Trường sa.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: Các dạng địa hình khá đa dạng, gồm dài đồng bằng ven biển nhỏ hẹp ở phía đông, có đất phù sa và các cồn cát ven biển, đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn. 

- Khí hậu: Tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, số ngày nắng trong năm nhiều, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.... 

- Nguồn nước: Dồi dào với các sông và nhiều điểm suối khoáng nóng 

- Rừng: Diện tích lớn, đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia

- Khoáng sản có các loại như: vàng, sắt, cát thuỷ tinh, tỉ-tan,….

- Biển, đảo: Vùng biển rộng với đường bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo, nhiều vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp, nguồn lợi thuỷ sản phong phú.

III. Phân bố dân cư và dân tộc

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị. Khu vực đồi núi phía tây và nông thôn, dân cư thưa hơn. 

- Khu vực đồng bằng và ven biển là nơi sinh sống chủ yếu của người Kinh và một số dân tộc khác. Khu vực phía tây, các dân tộc thiểu số tập trung nhiều hơn.

IV. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

1. Chuyển biến trong phát triển kinh tế

- Quy mô GRDP của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh.

- Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ có sự chuyển biến tích cực, hình thành các lãnh thổ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 

- Việc hình thành các khu kinh tế ven biển tạo nên sự kết nối các hành lang kinh tế Đông – Tây, Bắc - Nam, tạo động lực cho Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển.

2. Một số ngành kinh tế thế mạnh

- Kinh tế biến, đảo

+ Giao thông vận tải biển giữ vai trò quan trọng, là một trong ba đầu mối giao thông chính đối với khu vực và quốc gia. 

+ Du lịch ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình du lịch. 

+ Khai thác hải sản tăng nhanh về sản lượng, gắn với việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ bằng tàu công suất lớn, công nghệ đánh bắt tiên tiến. 

+ Khai thác khoảng sản biển khá đa dạng.

- Công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế, thúc đẩy các ngành hiện đại với những sản phẩm có thể mạnh. 

- Dịch vụ: Du lịch phát triển nhanh. 

- Thương mại phát triển với sự tăng nhanh về tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và sự đa dạng, hiện đại của hệ thống cung ứng hàng hoá. 

- Tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. 

V. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm 1997, gồm các tỉnh, thành phố là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định.

- Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa chiến lược, tạo điều kiện trong việc hình thành hành lang kinh tế quan trọng. 

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay