Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 16. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lí: Giáp với vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia và giáp với Biển Đông.

Phạm vi lãnh thổ: Bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh. Vùng biển rộng với các đảo và quần đảo, trong đó có huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: 

+ Vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đất ba-dan màu mỡ chiếm khoảng 40% diện tích, đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt.

- Khí hậu: Cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, trong năm có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt.

- Nguồn nước: Vùng có nhiều sông, hồ lớn. Nguồn nước ngầm phong phú, điểm nước khoảng có thể được sử dụng để phát triển du lịch.

- Rừng: Tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, phần lớn là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. 

- Biển, đảo: Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên. Ven biển, đảo có các bãi tắm, phong cảnh đẹp 

III. Dân cư và đô thị hoá

1. Dân cư

- Đông Nam Bộ có dân số trên 18,3 triệu người. Đông Nam Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm....

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng tương đối cao, chủ yếu do nhập cư

- Vùng có mật độ dân số cao.

2. Đô thị hoá

- Quá trình đô thị hoá ở Đông Nam Bộ diễn ra khá sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Hệ thống đô thị ở Đông Nam Bộ phát triển nhanh 

- Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng. 

- Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới của vùng là: nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị hiện đại, thông minh; kết nối với các đô thị lớn trong nước và trên thế giới; thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh,...

IV. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

- Ngành công nghiệp phát triển hàng đầu ở nước ta. 

- Cơ cấu công nghiệp của vùng đa dạng với nhiều ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. 

- Các trung tâm công nghiệp trong vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An.

2. Dịch vụ

- Thương mại: 

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng chiếm khoảng 27,8% của cả nước (năm 2021). 

+ Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh.

- Giao thông vận tải: 

+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng chiếm khoảng 17,7% của cả nước (năm 2021). 

+ Mạng lưới giao thông có đầy đủ các loại hình. 

- Du lịch: 

+ Năm 2021, vùng đón khoảng 20% khách quốc tế và 22% khách nội địa của cả nước. 

+ Sản phẩm du lịch trong vùng đa dạng. Các trung tâm du lịch lớn của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu....

- Tài chính ngân hàng: 

+ Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động tài chính ngân hàng phát triển bậc nhất nước ta. 

+ Các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại được ưu tiên phát triển 

3. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ chiếm khoảng 36,6% của cả nước. 

- Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cao su. 

- Điều là cây thế mạnh của vùng.

- Cây ăn quả được trồng tập trung theo quy mô lớn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. 

4. Phát triển kinh tế biển, đảo

- Khai thác khoáng sản biển: Sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên của Đông Nam Bộ chiếm phần lớn sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của cả nước

- Giao thông vận tải biển: Vùng có hệ thống cảng biển lớn, hiện đại bậc nhất nước ta. 

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: Vùng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, nuôi trồng hải sản giá trị cao gắn với phát triển dịch vụ nghề cá và công nghiệp chế biến.

- Du lịch biển, đảo được phát triển mạnh với các khu nghỉ dưỡng hiện đại, khu du lịch sinh thái

5. Ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng

- Đông Nam Bộ có thể thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng khác thông qua hỗ trợ, trao đổi về công nghệ, vốn, lao động,... Đồng thời, nguồn nguyên liệu lớn, lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng ở các vùng tiếp giáp có thể cung cấp, hỗ trợ cho Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển kinh tế.

- Phát huy được những tiềm năng, thế mạnh và khắc phục hạn chế, khó khăn của từng vùng; tạo lợi thế cạnh tranh và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ cũng như các vùng khác.

6. Vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo bậc nhất ở nước ta.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng và chỉ số HDI của thành phố cao hàng đầu ở nước ta.

- Thành phố đã và đang phát triển theo mô hình đô thị thông minh, hiện đại, đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.

- Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân phát triển của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng động lực phía Nam và cả nước.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay