Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
BÀI 20. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
I. Biển và đảo Việt Nam
- Việt Nam có vùng biển rộng hơn 1 triệu km² trên Biển Đông, bao gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Đến năm 2021, nước ta có 11 huyện đảo và 1 thành phố đảo, trong đó, có 2 huyện đào ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Các ngành kinh tế biển
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam tăng liên tục qua các năm.
+ Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, đồng thời góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo.
+ Nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Khai thác khoáng sản biển
+ Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên sản lượng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
+ Hoạt động khai thác dầu thô, khí tự nhiên được mở rộng.
+ Ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,... được khai thác ở nhiều địa phương.
+ Việc khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.
- Giao thông vận tải biển:
+ Nước ta thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường nội địa và quốc tế.
+ Dọc theo bờ biển của nước ta đã có nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác.
+ Đội tàu biển của Việt Nam tăng cả về số lượng và trọng tải.
+ Các tuyến đường biển nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng.
- Du lịch biển, đảo
+ Nước ta có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú và đã được khai thác hiệu quả.
+ Du lịch biển phát triển nhanh với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình.
+ Các khu du lịch biển, đảo được xây dựng ngày càng nhiều.
+ Du lịch biển, đảo góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế biển khác, tạo ra sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển.
+ Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cần hết sức chú trọng tới việc bảo vệ môi trường biên, đảo.
2. Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo
- Góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo....
- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo của đất nước.
- Cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.
- Thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thế phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn,...
III. Khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo
1. Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo
- Tài nguyên biển đảo ngày càng được khai thác đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, góp phần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.
- Tuy nhiên, còn nhiều bất cập như:
+ Một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm.
+ Ô nhiễm môi trường biển diễn ra ở nhiều nơi, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách.
+ Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn nhiều hạn chế.
+ Sự liên kết trong khai thác tài nguyên và môi trường biển, đảo giữa các vùng biển và ven biển, vùng ven biển và vùng nội địa, giữa các ngành kinh tế thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.
- Cần đặc biệt chú ý đến việc:
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển.
+ Giảm thiểu và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
+ Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.
+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Phát triển bền vững kinh tế biển, đảo trên nền tảng tăng trưởng xanh.
+ Tăng cường liên kết trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.
2. Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
- Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo.
- Tạo sinh kế bền vững, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo; kết hợp phát triển bền vững kinh tế biến với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt; đẩy mạnh phát triển các nguồn nhân lực biển.
- Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; tham gia kí kết và thực hiện luật pháp quốc tế.
- Giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế....