Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ 2. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

  1. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
  • Kết cấu làng – họ trong làng xóm: 

+ Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ.

+ Quá trình chinh phục và định cư theo các dòng sông dẫn đến sự hình thành của làng xóm.

+ Mỗi làng bao gồm một số xóm, mỗi xóm bao gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định.

+ Ngoài quan hệ hàng xóm, quan hệ huyết thống dược bảo tồn và củng cố, tạo thành kết cấu vừa làng xóm vừa họ hàng.

  • Sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Tôn giáo phổ biến là Phật giáo, Đạo giáo.

  • Sự phong phú của lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống

+ Lễ hội ở châu thổ sông Hồng rất da dạng. Trong các dịp lễ hội, người dân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

+ Cư dân nơi đây cũng là chủ nhân của những loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc.

+ Vùng châu thổ sông Hồng còn là nơi lưu giữ một kho tàng văn học dân gian phong phú.

  1. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG
  • Văn hóa sông nước: 

+ Hoạt động của cư dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước. Họ sinh sống tập trung ở ven sông ngòi, kênh rạch, hình thành các thị trấn, thị tứ và hệ thống chợ nổi.

+ Người dân tận dụng tối đa những vật liệu sẵn có trong môi trường sông nước như lá dừa nước, tràm để làm nhà ở.

+ Phương tiện đi lại của cư dân chủ yếu là ghe, thuyền, xuồng.

  • Sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Bên cạnh các tôn giáo từ bên ngoài du nhập như Phật giáo, Hồi giáo, ... châu thổ sông Cửu Long còn là quê hương của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, ...

+ Do cuộc sống gắn liền với sông nước, người dân xây dựng nhiều đình, chùa, miếu, ... ở hai bên bờ sông.

  • Nơi hội tụ của các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật độc đáo:

+ Châu thổ sông Cửu Long là nơi có lễ hội phong phú, đặc sắc, tiêu biểu như: lễ cúng biển Mỹ Long, lễ Vu Lan thắng hội, lễ hội Chol-chnam Thmay, ...

+ Ngoài ra, người dân còn sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như: đờn ca tài tử, cải lương, ...

  1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CHÂU THỔ
  2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
  3. Châu thổ sông Hồng
  • Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu hướng tăng: Trong giai doan 1961-2018, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,8 °C. Mức tăng nhiệt độ trung bình khác nhau giữa các tháng trong năm, trong đó từ tháng 9 đến tháng 11 tăng cao nhất (tăng 1,2 °C) và thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (tăng 0,7 °C). Nhiệt độ tăng. nắng nóng kéo dài.
  • Lượng mưa thay đổi, có sự khác nhau theo thời gian và cường độ: Lượng mưa trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu thế giảm, số ngày mưa lớn tăng lên. Trong năm, lượng mưa giảm nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 (giảm 27,1%) và tăng nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 13,8%).
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng: năng nóng kéo dài, số ngày rét đậm, rét hại giảm. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng Mùa bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với thời kì trước. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian và cường độ
  • Mực nước biển dâng: Trong thời kì 1962 - 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Hồng tăng trung bình khoảng từ 2,3 mm/năm (trạm Hòn Dấu, Hải Phòng) đến 6,5 mm/năm (trạm Cửa Ông, Quảng Ninh).
  1. Châu thổ sông Cửu Long
  • Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Cửu Long tăng thêm 0,9 °C trong 58 năm (giai đoạn 1961 - 2018), trong đó nhiệt độ tăng cao nhất từ tháng 9 đến tháng 2 (tăng 1,1 °C) và thấp nhất từ tháng 3 đến tháng 5 (tăng 0,8 °C).
  • Thay đổi về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng ở châu thổ sông Cửu Long, tuy nhiên, số ngày mưa lớn giảm. Lượng mưa trong các tháng đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 97,4%).
  • Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: Trong giai đoạn 1961-2018, số ngày nắng nóng tăng từ 0,2 ngày thập kỉ đến 3,65 ngày/thập kỉ, số ngày hạn trong mùa khô thay đổi, có nhiều cơn bão đổ bộ vào và mưa lớn xảy ra bất thường hơn.
  • Mực nước biển dâng: Trong thời kì 1962 - 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Cửu Long tăng khoảng 3,1 mm/năm (trạm Thổ Chu, Kiên Giang) đến 3.2 mm/năm (trạm Phú Quốc, Kiên Giang). Nước biển dâng, kết hợp nắng nóng, gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền, triều cường gia tăng.
  1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
  • Châu thổ sông Hồng
  • Nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài: hạn hán gia tăng, gây thiếu nước sản xuất, suy thoái đất trồng, giảm năng suất vụ đông, tăng mức tiêu hao năng lượng, thiếu nước cho sinh hoạt, phát sinh dịch bệnh,...
  • Lượng mưa thay đổi, mưa bất thường: gây ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch....
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, rét đậm, rét hại): gây thiệt hại về tài sản, công trình, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, gia tăng các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
  • Châu thổ sông Cửu Long
  • Mùa khô kéo dài: gây hạn hán, nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc giảm năng suất, nguy cơ cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
  • Triều cường gia tăng: gây ngập úng khu vực trũng thấp, hư hỏng tài sản, khó khăn cho giao thông, nhất là ở các đô thị.
  • Xâm nhập mặn sâu vào đất liền: thu hẹp diện tích đất sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch; thu hẹp không gian cư trú của người dân; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt....
  1. Ứng phó với biển đổi khí hậu
  • Châu thổ sông Hồng
  • Giải pháp thích ứng:

+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh bảo thiên tai.

+ Chủ động phòng, chống thiên tai (bão, lũ, ngập úng,...); hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Trồng cây xanh; nâng cấp, gia cố hệ thống đê sông, đê biển và đảm bảo an toàn hồ chứa.

  • Giải pháp giảm nhẹ: 

+ Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...; hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;...

+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải.

+ Nâng cao năng lực xử lí, tái chế chất thải.

  • Châu thổ sông Cửu Long
  • Giải pháp thích ứng: 

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, mặn; canh tác trên vùng đất ngập nước.

+ Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.

+ Đa dạng hoá sinh kế.

+ Gia cố, thay đổi kiến trúc nhà ở.

  • Giải pháp giảm nhẹ:

+ Xây dựng, gia cố các công trình thuỷ lợi (đập ngăn mặn, hồ trữ nước ngọt, nạo vét kênh cấp nước....).

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên nước; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Quy hoạch mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước ở các đô thị, khu dân cư.

+ Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay