Nội dung chính Địa lí 9 chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
- CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÍ CỦA VIỆT NAM VỀ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG
- Chứng cứ lịch sử
- Chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo được thể hiện qua các chứng cứ khảo cổ học, các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ và quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, dảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.
- Một khối lượng đồ sộ các văn bản lịch sử, bản đồ do người Việt và người nước ngoài biên soạn trong các thế kỉ XVI – XIX đã xác định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở ngoài khơi vùng biển miền Trung ngày nay.
- Những chứng cứ lịch sử đã chứng minh Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Chứng cứ pháp lí
- Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển là: nội thuỷ, lanh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.
- Việt Namcũng dã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng dịnh chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và các đảo, quần đảo ở Biển Đông. Ví dụ như:
+ Năm 1977, Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
+ Năm 1982, tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa.
+ Từ khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (năm 1994), Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, ...
- VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Đối với Việt Nam, biển đảo có vai trò quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế đặc biệt là đối với việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn nhỏ không chỉ là những “cột mốc chủ quyền” của Việt Nam trên biển Đông mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, kiểm soát không lưu, hàng hải, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền…
- Tài nguyên ở vùng biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn, với hằng nghìn loài hải sản, khoáng sản có giá tị và trữ lượng lớn; bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp và nhiều cảng biển nước sâu.
- Các hoat động kinh tế biển không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mà còn giúp đất nước nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Thông tin tải tài liệu:
Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây