Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh sách Hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo (bản 1) . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI HỌC SINH
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số phẩm chất cần có ở người học sinh
+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về mình: tự trọng, tự chủ…
+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ai nhắc nhở: tự giác, trách nhiệm…
+ Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ: giữ chữ tín
+ Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng: kỉ luật
+ Ý chí quyết tâm, không nản chí để đạt mục tiêu: kiên trì, chăm chỉ…
+ Sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động: đoàn kết, nhân ái…
Hoạt động 2. Tìm hiểu về những biểu hiện của người có trách nhiệm
- Biểu hiện của người có trách nhiệm:
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình
+ Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình nói ra.
+ ………
- Ý nghĩa của tính trách nhiệm:
+ Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
+ Được lòng tin của mọi người
+ Thành công trong công việc và cuộc sống
- Những vấn đề thường đặt ra:
+ Tôi có đủ năng lực thực hiện không?
+ Tôi có đủ thời gian để làm không?
+ Tôi có đủ phương tiện để hoàn thành không?
+ Tôi có đủ khả năng để giữ lời hứa không?....
Hoạt động 3. Thể hiện trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia
Cần phải biết lượng sức mình khi nhận nhiệt vụ, tuy nhiên cũng cần tự tin để nhận nhiệm vụ, tránh lười biếng mà từ chối việc.
Hoạt động 4. Thể hiện sự tự chủ để đạt được các mục tiêu đặt ra
- Tự đặt ra mục tiêu học tập
- Tự lập kế hoạch để thực hiện hóa mục tiêu
- Tự đưa ra các cách và điều kiện để có có thể đạt mục tiêu.
- Tự nắm bắt cơ hội học tập
- Tự điều chỉnh bản thân, làm chủ cảm xúc, ứng xử,….
Hoạt động 5. Thể hiện lòng tự trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu
Người có lòng tự trọng | Người không có lòng tự trọng |
+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thể trái với quy định. + Tự tin về điểm mạnh và biết điểm yếu của bản thân để hoàn thiện. + Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ… | + Không trung thực, không thực hiện đúng lời hứa. + Không dám làm điều mình thích + Cư xử thiếu lễ độ, thiếu văn hóa. |
- Ý nghĩa lòng tự trọng:
+ Giúp bản thân ngày càng tốt đẹp
+ Có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.
Hoạt động 6. Thể hiện ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu
+ TH1. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.
+ TH2. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy…
+ TH3. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn…
Hoạt động 7. Thể hiện sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau
+ TH1. Cất sách vở, thay quần áo, vào bếp làm cơm giúp bố mẹ, để bố mẹ đi làm về có sẵn cơm.
+ TH2. Phụ mẹ chăm bà và làm một số công việc mình có thể làm được.
+ TH3. Tự tin, xung phong hỏi thầy chỗ mình chưa còn thắc mắc để hiểu bài tốt hơn.
+ TH4. Chủ động bắt chuyện, hỏi nguyên nhân và cùng bạn tháo gỡ.
+ TH5. Chủ động liên hệ hỏi người quản lí ở khu vực đó, ngoài ra lên mạng tìm kiếm một số thông tin về khu vực đó.
Hoạt động 8. Tham gia diễn đàn về cách thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.
Nội dung tranh biện:“Tuân thủ quy định chung là thể hiện sự tự trọng”
+ Đội bảo vệ: Đồng ý với quan điểm trên
+ Đội phản đối: Không đồng ý với quan điểm trên.
Hoạt động 9. Khảo sát kết quả hoạt động
Đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn”.