Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen sách Hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 1. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 1. RÈN LUYỆN THÓI QUEN
HOẠT ĐỘNG 1. XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA EM TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
- Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân
- Điểm mạnh:
+ Biết giải quyết vấn đề
+ Kiên trì, không bỏ cuộc
+ Tính kỷ luật cao
+ Biết công nghệ thông tin
- Điểm yếu:
+ Dễ nổi nóng, nổi cáu
+ Ngại giao tiếp
+ Không tự tin trước đám đông
=> Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.
- Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục
Gợi ý:
- Mình tự hào về khả năng thuyết trình của mình trước đám đông
- Mình mong muốn khắc phục thói quen ngủ dậy muộn
- Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế
Gợi ý:
- Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng anh. Em quyết định phát huy điểm mạnh bằng cách:
+ Tìm và học thêm nhiều từ vựng
+ Luyện cách nghe, cách đọc tiếng anh lưu loát
+ Xem phim, hoặc giao tiếp người nước ngoài…
- Điểm hạn chế của em là bỏ bữa sáng, em khắc phục hạn chế đó bằng cách:
+ Ghi vào giấy nhớ, dán vào vị trí nơi em thấy hàng ngày
+ Lập ra những món tốt cho bữa sáng mà mình yêu thích
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA EM
- Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc
- TH1. Không nóng nảy, điềm tĩnh, hỏi bạn từ đâu bạn có thông tin đó, điều chỉnh lại thông tin và mong bạn cần xác định rõ thông tin trước khi nói để tránh hiểu lầm.
- TH2. Cố gắng tĩnh tâm, không quá tập trung vào nỗi đau, mà hãy tìm lý do tại sao mình bị mắng, học cách chấp nhận lỗi sai và biết ơn lời la mắng đó để giúp mình tốt hơn.
- TH3. Ý kiến đó có thể đúng hoặc sai. Do đó, khi tranh luận bị phản bác ý kiến ta cần bình tĩnh, không cáu gắt, khó chịu mà cần tìm chứng cứ, lí lẽ để trình bày thuyết phục các bạn (nếu đó thực sự là ý kiến đúng).
- Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc
- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở
- Lấy một cốc nước uống từng ngụm nhỏ
- Đếm 1, 2, 3… và tập trung vào việc đếm.
- Suy nghĩ về những điều tích cực
- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người
- Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình và nhà trường
- Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- Sắp xếp tủ quần áo
- Lau tủ lạnh
- Lau dọn nhà vệ sinh
- Lau cửa kính, cửa sổ
- Quét dọn các phòng
- Giữ bàn học sạch sẽ, để sách vở gọn gàng…
- Những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- Quy định vị trí cho mỗi đồ dùng
- Quét nhà, lau nhà mỗi ngày
- Thay, giặt quần áo thường xuyên
- Xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn
- Gấp chăn màn mỗi khi ngủ dậy
- Đánh răng, rửa mặt mỗi ngày
- Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- Thường xuyên quét phòng
- Gấp chăn gối gọn gàng hằng ngày
- Lau dọn bàn học hằng ngày
- Lau cửa sổ thường xuyên
- …
- Ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống
- Bừa bộn, thiếu ngăn nắp:
+ Mất thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
+ Không gian sống và học tập bừa bộn gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
- Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:
+ Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
+ Không gian thoải mái, tạo cảm hứng trong quá trình học tập và làm việc.
HOẠT ĐỘNG 4. RÈN LUYỆN THÓI QUEN NGĂN NẮP, GỌN GÀNG, SẠCH SẼ TẠI GIA ĐÌNH
- Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng:
+ Loại bớt những đồ dùng không cần thiết
+ Sáng tạo thêm không gian lưu trữ mới
+ Phân loại và quy định vị trí cho các đồ dùng
+ Xếp các đồ dùng vào đúng ví trí và cất lại sau mỗi lần sử dụng
- Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để tạo thói quen sạch sẽ:
+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày; thay, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên.
+ Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày
+ Rửa bát đũa, cốc chén sạch sẽ ngay sau khi dùng.
+ Ăn sạch, uống sạch
HOẠT ĐỘNG 5. RÈN LUYỆN THÓI QUEN NGĂN NẮP, GỌN GÀNG, SẠCH SẼ TẠI TRƯỜNG
- Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng
- Đặt sách vở, đồ dùng học tập gọn gàng trên bàn khi dùng
- Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng
- Để đồ dùng lớp học đúng theo nơi quy định
- Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ
HOẠT ĐỘNG 6. PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
- Duy trì những điểm mạnh của bản thân trong học tập, cuộc sống và chia sẻ với bạn những cách em đã rèn luyện.
- Lựa chọn một số điểm hạn chế của bản thân cần khắc phục trong học tập, cuộc sống và lập kế hoạch để khắc phục.
- Chia sẻ kết quả phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 7. DUY TRÌ THÓI QUEN TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG
- Những thói quen tích cực để rèn luyện:
+ Chấp hành kỉ luật
+ Biết cách giải quyết vấn đề
+ Không phàn nàn, kêu ca
+ Kiểm soát và giữ cân bằng cảm xúc
+ Tự tin trong giao tiếp, ứng xử…
- Bài học rút ra:
+ Một thói quen tốt được hình thành có thể góp phần tạo nên nhiều nét tính cách khác nhau ở một người.
+ Ví dụ: Thói quen định hướng tích cực trong giao tiếp góp phần hình thành những tính cách tốt như: lạc quan, nhân hậu, ứng xử khéo léo…
=> Giáo án tuần 1 – Tiết 1: SHDC - Chào mừng năm học mới