Nội dung chính Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 16: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới
Các nguyên tắc cơ bản của WTO gồm:
- Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử thể hiện qua hai chế độ pháp lí là đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Theo chế độ đối xử tối huệ quốc, nếu một nước thành viên WTO dành cho một nước thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Theo chế độ đối xử quốc gia, các nước thành viên WTO phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ cho các nước thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình.
- Nguyên tắc mở cửa thị trưởng (tự do hoá thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán) yêu cầu các nước thành viên WTO phải từng bước mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế để các hoạt động thương mại được tự do hơn.
- Nguyên tắc thương mại công bằng cho phép các nước thành viên WTO được tự nước thành do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh (trợ giá, bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch) nhằm mục đích chiếm thị phần.
- Nguyên tắc minh bạch yêu cầu các nước thành viên phải thông bảo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO. Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cho phép các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế.
2. Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm:
- Nguyên tắc tự do hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng thương mại được tự do giao kết, được quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, thoả thuận nội dung, hình thức của hợp đồng, tự do chọn luật điều chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp. Cam kết, thoả thuận giữa các bên giao kết hợp đồng phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
- Nguyên tắc thiện chí và trung thực: Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn đều phải hoạt động với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.
- Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thương mại hợp pháp, không trải đạo đức xã hội, có hiệu lực thì bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp nhất định). Khi một bên không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên không thực hiện: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; chịu phạt do vi phạm hợp đồng; buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (trừ những trường hợp được miễn trách nhiệm).