Nội dung chính Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 4: An sinh xã hội

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: An sinh xã hội sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI

1. An sinh xã hội và một số chính sách an sinh xã hội cơ bản

- An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

- Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách về bảo hiểm, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

2. Vai trò của an sinh xã hội

Vai trò của các chính sách an sinh xã hội đối với người thụ hưởng chính sách và sự phát triển kinh tế – xã hội:

– Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu là một trong những chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội. An sinh xã hội có nhiệm vụ cung cấp (có điều kiện hoặc không có điều kiện) mức tối thiểu thu nhập. Điều này nhằm bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khoẻ, giáo dục, nơi ở cũng như một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.

- Phân phối thu nhập là một trong những chức năng quan trọng của an sinh xã hội. Phân phối thu nhập nhằm bảo đảm thu nhập cho những người không có khả năng tạo thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức hỗ trợ xã hội thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro. Đồng thời, còn giúp phân phối lại thu nhập của an sinh xã hội, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.

– Phòng ngừa rủi ro giúp người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong cuộc sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và biến đổi môi trường. Khắc phục rủi ro là giúp người dân hạn chế tối đa các tác động bất ngờ do các biến cố trong đời sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân. – Hệ thống an sinh xã hội thúc đẩy thị trưởng việc làm bền vững, tăng cường kĩ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển thị trường lao động. Ngoài ra, còn hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu dãi, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động bị thu hồi đất, lao động di cư,....

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 4: An sinh xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay