Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Tại sao quân Nguyên dù mạnh nhưng cả ba lần xâm lược Đại Việt đều thất bại?

A. Quân đội nhà Trần có sức chiến đấu vượt trội hơn quân Nguyên.

B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần chiến đấu cao, triều đình thực hiện chiến lược đúng đắn.

C. Nhà Nguyên chỉ đánh Đại Việt để thử nghiệm chiến thuật, không thực sự muốn chiếm đóng.

D. Địa hình Đại Việt quá hiểm trở, quân Nguyên không thể tiến sâu.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng nhất về nghệ thuật quân sự của nhà Trần trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

A. Chủ động tiến công, đánh bại quân địch ngay từ biên giới.

B. Tận dụng địa hình hiểm trở để phòng thủ và đánh lâu dài.

C. Vừa đánh vừa rút lui, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” và phản công quyết định.

D. Chỉ dựa vào thành lũy để cố thủ trước sức mạnh quân Nguyên.

Câu 3: Nếu không thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, kết cục của cuộc kháng chiến có thể thay đổi như thế nào?

A. Quân Nguyên dễ dàng chiếm được Đại Việt và cai trị lâu dài.

B. Nhà Trần sẽ nhanh chóng thất bại vì không thể đối đầu trực diện với quân Nguyên.

C. Quân Nguyên vẫn sẽ thất bại vì quân đội nhà Trần mạnh hơn.

D. Nhân dân vẫn có thể đánh bại quân Nguyên mà không cần rút lui chiến lược.

Câu 4: Trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, trận đánh nào thể hiện rõ nhất nghệ thuật phản công của quân đội nhà Trần?

A. Trận Đông Bộ Đầu (1258).

B. Trận Chương Dương - Thăng Long (1285).

C. Trận Tây Kết - Vạn Kiếp (1288).

D. Trận Bạch Đằng (1288).

Câu 5: Nếu bạn là một tướng lĩnh của nhà Trần, bạn sẽ rút ra bài học gì từ các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

A. Phải xây dựng quân đội mạnh để đối đầu trực diện với địch.

B. Phải kết hợp giữa phòng thủ chiến lược và phản công đúng thời điểm.

C. Phải dựa hoàn toàn vào hệ thống thành lũy để phòng thủ.

D. Không cần chuẩn bị từ trước vì quân Nguyên quá mạnh.

Câu 6: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay.

B. Bắt giam vào ngục.

C. Tỏ thái độ giảng hoà.

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

Câu 7: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?

A. Chương Dương.

B. Quy Hoá. 

C. Bình Lệ Nguyên.

D. Các vùng trên.

Câu 8: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai? 

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Thánh Tông. 

D. Câu a và b đúng.

Câu 9: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

A. Năm 1400.

B. Năm 1406.

C. Năm 1407.

D. Năm 1408.

Câu 10: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?

A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.

B. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

C. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

D. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.

Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.

B. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.

C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.

D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.

Câu 12: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?

A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.

B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.

C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.

D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.

Câu 13: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.

D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.

B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.

D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.

Câu 15: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt.

B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam.

C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam.

D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: “Quân Mông Cổ dựa vào sức ngựa có thể tiến ào ạt nhanh chóng. Sự vận động thần tốc đó thường uy hiếp được tinh thần của đối phương và chiếm được thế chủ động trong chiến tranh. Những chiến trường Đại Việt không phỉa như những thảo nguyên miền Bắc. Đất nước Việt Nam với những sông ngòi chia cắt làm cho kị binh giặc khó phát huy được sở trường của mình. Quân Trần thường chặn đánh bọn chúng trên các khúc sông – đấy là những chiến lũy tự nhiên – để tiêu diệt chúng”.

(Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông 

thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.344 – 345)

A. Địa hình Đại Việt bất lợi cho lực lượng kị binh Mông Cổ.

B. Quân đội Mông Cổ chỉ có thể phát huy được sở đoản ở Đại Việt.

C. Trong quá trình xâm lược Đại Việt, quân đội Mông Cổ mất tinh thần.

D. Quân đội nhà Trần đã biết lợi dụng thế về điều kiện tự nhiên.

Câu 2: “Hình thành trên một không gian tương đối rộng lớn với cả ba vùng cảnh quan đồng thời là ba không gian sinh thái tự nhiên: núi rừng, châu thổ và duyên hải, các di tích văn hóa Chăm tìm được ở miền Trung trải dọc từ Quảng Bình (di tích Cao Lao Hạ) ở phía bắc đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ở phía nam. Trong các vòng tiếp giao xã hội và văn hóa rộng lớn đó, dấu tích văn hóa Chăm còn được phát hiện trên vùng cao nguyên hiện nay như các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng,…”.

(Nguyễn Văn Kim, Biển Việt Nam và các mối giao thương biển,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.146 – 147)

A. Vương quốc Chăm-pa là một quốc gia rộng lớn có lãnh thổ trải rộng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.

B. Văn minh Chăm-pa được hình thành trên một không gian rộng lớn với nhiều loại địa hình.

C. Hiện nay, các di tích văn hóa Chăm không chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung mà còn được tìm thấy ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

D. Di tích Cao Lao Hạ thuộc khu vực Nam Trung Bộ được tìm thấy là một trong các di tích thuộc văn hóa Chăm-pa.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay