Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Chính sách quan trọng nhất giúp Lê Thái Tổ củng cố triều đình sau khi đánh bại quân Minh là gì?
A. Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ đất nước.
B. Ban hành luật pháp nghiêm minh để ổn định xã hội.
C. Thực hiện chính sách phân phong đất đai cho các công thần.
D. Khuyến khích phát triển nông nghiệp để phục hồi kinh tế.
Câu 2: Vì sao Lê Thánh Tông thực hiện chính sách hạn chế quyền lực của các vương hầu?
A. Để tránh tình trạng tranh giành quyền lực và cát cứ.
B. Để tăng cường sức mạnh của hoàng tộc trong triều đình.
C. Để tập trung quyền lực tuyệt đối vào hoàng đế.
D. Để tránh sự ảnh hưởng của các tướng lĩnh quân đội.
Câu 3: Nếu nhà Lê sơ không thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô, hậu quả có thể là gì?
A. Đất đai bị tập trung vào tay một số ít người, gây mất cân bằng xã hội.
B. Triều đình không thể kiểm soát được tài nguyên đất nước.
C. Nhân dân không có đất để canh tác, dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế.
D. Địa chủ và quý tộc sẽ có quyền lực lớn, lấn át quyền lực của vua.
Câu 4: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa bộ Luật Hồng Đức thời Lê sơ so với luật pháp trước đó là gì?
A. Có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
B. Tập trung vào hình phạt nặng để duy trì trật tự xã hội.
C. Chỉ phục vụ quyền lợi của tầng lớp quý tộc và quan lại.
D. Dựa hoàn toàn vào luật pháp của nhà Minh mà không có sự cải tiến riêng.
Câu 5: Lê Thánh Tông tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình nào để đảm bảo quyền lực tập trung?
A. Chia đất nước thành các tiểu quốc, mỗi tiểu quốc có một vương hầu cai trị.
B. Xây dựng chính quyền quân chủ chuyên chế tập quyền, kiểm soát chặt chẽ địa phương.
C. Thực hiện chế độ quân chủ lập hiến, trao quyền hành chính cho các quan văn.
D. Giao quyền cai trị cho quân đội, duy trì đất nước bằng chính sách quân sự.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Phạm Ngũ Lão.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 7: Bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?
A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất.
B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.
C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.
D. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ tư.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Câu 9:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh.
B. Sự phản bội của một số binh lính.
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
Câu 10: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?
A. Bến Bô Cô (Nam Định).
B. Đồ Sơn (Hải Phòng).
C. Phú Thọ.
D. Thái Nguyên.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh với nước ta?
A. Thi hành chính sách đồng hóa tàn bạo.
B. Đặt ra những thứ thuế vô lý để bóc lột nhân dân ta.
C. Thiết lập một chính quyền tay sai bản xứ.
D. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ.
Câu 12: Vào thời gian nào nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa)?
A. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1424.
B. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1424.
C. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1424.
D. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1424.
Câu 13: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa.
B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam.
D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình.
Câu 14: Tháng 9.1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân đến đâu?
A. Vào Miền Trung.
B. Vào Miền Nam.
C. Ra Miền Bắc.
D. Đánh thẳng ra Thăng Long.
Câu 15: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
A. Bị chết nhiều.
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực.
C. Quan lại không cần nô tì nữa.
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:“Cũng như nhiều nước phương Đông, nước Chăm – pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Các quan lại thấy vua phải quỳ, vái, chỉ có vua được ở nhà có lầu cao, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua là người duy nhất có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa. Giúp việc cho vua có một số quan lại cao cấp như Tể tướng, hai đại thần, một người đứng đầu quan văn và một người đứng đầu quan võ”.
(Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10,
NXB Giáo dục, 2008, tr.66)
A. Thể chế chính trị của vương quốc Chăm-pa có sự tương đồng với nhiều nước ở phương Đông lúc bấy giờ.
B. Giống như quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, thể chế chính trị của vương quốc Chăm – pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
C. Ở vương quốc Chăm-pa, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao và thường được đồng nhất với một vị thần.
D. Ở vương quốc Chăm-pa, vua nắm quyền hành trên tất cả mọi mặt, đồng thời là người sở hữu tối cao về mặt ruộng đất.
Câu 2:“Người Chăm giữ rất lâu một số phong tục của mình. Họ “cho màu đen là đẹp” như các thư tịch cổ Trung Hoa đều ghi, trong đó đặc biệt gắn liền với tục ăn trầu là tục nhuộm răng đen. Người Chăm cũng bảo lưu khá nguyên vẹn tục lệ thờ cúng tổ tiên và việc tang lễ. Tín ngưỡng thực sự bền vững và sâu sắc là tình cảm gắn bó với tổ tiên, là người sáng lập ra dòng họ. Dòng họ gắn liền với tổ tiên và trên hết tổ tiên còn được người Chăm đồng nhất với những vị thần nào đó để thờ phụng và sùng kính”.
(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X,
NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.495 - 496)
A. Đoạn tư liệu cung cấp một số thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm-pa.
B. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người Chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Chăm-pa có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
D. Tục nhuộm răng đen của cư dân Chăm-pa bắt nguồn từ quan điểm cho rằng màu đen là màu đẹp.
Câu 3:............................................
............................................
............................................