Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406 - 1407)?
A. Nhà Hồ không có sự ủng hộ của nhân dân do chính sách hà khắc và cải cách chưa hợp lý.
B. Nhà Hồ thiếu quân đội và vũ khí để chống lại quân Minh.
C. Nhà Minh có lực lượng mạnh và được sự giúp đỡ của quân Chiêm Thành.
D. Nhà Hồ không có tướng giỏi nên không thể tổ chức kháng chiến lâu dài.
Câu 2: So với cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ có điểm gì khác biệt?
A. Nhà Hồ chọn lối đánh chủ động phản công mạnh mẽ.
B. Nhà Hồ chủ yếu dựa vào hệ thống thành lũy cố thủ nhưng thiếu linh hoạt.
C. Nhà Hồ có sự liên minh với các nước khác để chống Minh.
D. Nhà Hồ thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để đánh lâu dài.
Câu 3: Nếu Hồ Quý Ly không tiến hành cải cách mạnh mẽ mà giữ nguyên chính sách cũ, liệu nhà Hồ có thể giữ vững được chính quyền lâu hơn không?
A. Có, vì nhân dân sẽ không phản đối và cùng chung tay chống quân Minh.
B. Không, vì quân Minh vẫn quyết tâm xâm lược và nhà Hồ khó có đủ sức mạnh quân sự.
C. Có, vì nhà Minh sẽ không lấy cớ "phù Trần diệt Hồ" để xâm lược Đại Việt.
D. Không, vì nhà Hồ vẫn gặp phải những vấn đề nội bộ nghiêm trọng.
Câu 4: Tại sao quân Minh có thể nhanh chóng đánh bại nhà Hồ dù nhà Hồ đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố?
A. Quân Minh có vũ khí hiện đại hơn, chiến thuật linh hoạt hơn.
B. Nhà Hồ không có quân đội tinh nhuệ để bảo vệ đất nước.
C. Nhân dân không ủng hộ nhà Hồ, nhiều người còn hợp tác với quân Minh.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 5: Bài học quan trọng nhất từ sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh là gì?
A. Một triều đại muốn tồn tại lâu dài cần có sự ủng hộ của nhân dân.
B. Cần dựa vào hệ thống thành lũy để phòng thủ đất nước.
C. Cần tránh cải cách mạnh mẽ để không gây mất lòng dân.
D. Phải nhanh chóng đầu hàng khi kẻ thù quá mạnh.
Câu 6: Mông Cổ là nước nằm ở châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ-La tinh.
Câu 7: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã làm gì?
A. Lo phòng thủ đất nước.
B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.
C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.
D. Không phải các ý trên.
Câu 8: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào nước nào?
A. Đại Việt.
B. Nam Tống - Trung Quốc.
C. Thái Lan.
D. Cham-pa.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
A. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
B. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc.
C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
D. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
Câu 10: Chiến thắng của nghĩa quân Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh diễn ra ở đâu?
A. Yên Mô (Ninh Bình).
B. Thăng Hoa (Quảng Nam).
C. Bô Cô (Nam Định).
D. Thuận Hóa.
Câu 11: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?
A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.
B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
C. Những người lãnh đạo bất tài.
D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.
Câu 12: Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?
A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Chích.
C. Nguyễn Trãi.
D. Trần Nguyên Hãn.
Câu 13: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
B. Thành lập chính quyền mới.
C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 14: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1425.
B. Tháng 9 năm 1426.
C. Tháng 10 năm 1426.
D. Tháng 11 năm 1426.
Câu 15: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiển Tông.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: “Triều Lê sơ thành lập, có thể được coi như một bước ngoặt lịch sử, trong những điều kiện thuận lợi cho những yếu tố phong kiến phát triển. Thiết chế - ý thức hệ phong kiến mà nhà Minh áp đặt trong hai thập kỉ thuộc Minh đã để lại những hệ quả sâu sắc… Ở đây, một nhà nước chuyên chế toàn năng, can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, đã được xác lập. Đẳng cấp quan liêu được tuyển lựa qua khoa cử, đã trở thành lực lượng thống trị, ngày càng xa cách khối quần chúng bình dân làng xã. Trên danh nghĩa, Nho giáo được coi như một hệ tư tưởng phong kiến chính thống độc tôn. Thiết chế - hệ tư tưởng phong kiến đến giai đoạn này, đã được hoàn chỉnh”.
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
NXB Giáo dục, 2007, tr.129)
A. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu của văn minh Đại Việt dưới thời kì Lê sơ trên một số lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.
B. Thiết chế chính trị của vương triều Lê sơ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà Minh (Trung Quốc).
C. Dưới thời kì Lê sơ, Nho giáo đã chính thức được nâng lên địa vị độc tôn.
D. Tính quan liêu, chuyên chế là một đặc điểm nổi bật của bộ máy nhà nước dưới thời kì vương triều Lê sơ.
Câu 2: “Cũng như nhiều nước phương Đông, nước Chăm – pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Các quan lại thấy vua phải quỳ, vái, chỉ có vua được ở nhà có lầu cao, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua là người duy nhất có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa. Giúp việc cho vua có một số quan lại cao cấp như Tể tướng, hai đại thần, một người đứng đầu quan văn và một người đứng đầu quan võ”.
(Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10,
NXB Giáo dục, 2008, tr.66)
A. Thể chế chính trị của vương quốc Chăm-pa có sự tương đồng với nhiều nước ở phương Đông lúc bấy giờ.
B. Giống như quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, thể chế chính trị của vương quốc Chăm – pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
C. Ở vương quốc Chăm-pa, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao và thường được đồng nhất với một vị thần.
D. Ở vương quốc Chăm-pa, vua nắm quyền hành trên tất cả mọi mặt, đồng thời là người sở hữu tối cao về mặt ruộng đất.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................