Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Tại sao vùng đất phía Nam có vai trò quan trọng đối với Đại Việt trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI?
A. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược để mở rộng lãnh thổ và phòng thủ trước ngoại bang.
B. Khu vực này có nguồn tài nguyên phong phú, giúp phát triển kinh tế.
C. Là nơi giao thoa văn hóa giữa Đại Việt và các vương quốc phía Nam.
D. Không có lí do nào ảnh hưởng.
Câu 2: Nếu không có quá trình Nam tiến của Đại Việt, vùng đất phía Nam có thể phát triển theo hướng nào?
A. Vẫn thuộc về vương quốc Chăm Pa và tiếp tục phát triển nền văn hóa riêng.
B. Bị sát nhập vào lãnh thổ của các quốc gia láng giềng khác như Khmer.
C. Trở thành một khu vực tự trị, không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào.
D. Chịu sự kiểm soát của thương nhân nước ngoài thay vì một triều đình bản địa.
Câu 3: Yếu tố nào giúp Đại Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam một cách bền vững?
A. Áp dụng chính sách đồng hóa và tổ chức hành chính hiệu quả.
B. Sử dụng lực lượng quân sự để chinh phục các vùng đất mới.
C. Ký kết các hiệp ước hòa bình lâu dài với Chăm Pa và Khmer.
D. Phụ thuộc vào sự di cư tự nhiên của cư dân Đại Việt vào vùng đất mới.
Câu 4: Vì sao trong quá trình mở rộng về phía Nam, Đại Việt vẫn duy trì mối quan hệ với Chăm Pa?
A. Để tận dụng nguồn lợi thương mại và tránh xung đột liên miên.
B. Vì Chăm Pa có nền văn hóa và tôn giáo ảnh hưởng mạnh đến Đại Việt.
C. Do triều đình Đại Việt không đủ lực lượng để kiểm soát toàn bộ vùng đất mới.
D. Vì Chăm Pa thường xuyên liên minh với Đại Việt để chống lại nhà Minh.
Câu 5: Nếu không có sự di cư của người Việt đến vùng phía Nam trong giai đoạn này, điều gì có thể xảy ra?
A. Vùng đất mới vẫn có thể được kiểm soát nhưng khó khai thác hiệu quả.
B. Nền văn hóa Việt sẽ không ảnh hưởng mạnh đến khu vực này.
C. Chính quyền Đại Việt sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và phòng thủ.
D. Không có hệ quả nào xảy ra.
Câu 6: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?
A. 1258.
B. 1285.
C. 1259.
D. 1295.
Câu 7: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
B. “Vườn không nhà trống”.
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Câu b và c đúng.
Câu 8: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?
A. Quy Hoá.
B. Đông Bộ Đầu.
C. Chương Dương.
D. Hàm Tử.
Câu 9: Nêu địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc?
A. Quảng Ninh.
B. Đông Triều.
C. Bắc Giang.
D. Đồ Sơn (Hải Phòng).
Câu 10: Quân Minh xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1407.
B. Tháng 12 năm 1406.
C. Tháng 11 năm 1406.
D. Tháng 10 năm 1406.
Câu 11: Tướng nào cầm đầu quân Minh xâm lược nước ta?
A. Tướng Trương Phụ.
B. Tướng Vương Thông.
C. Tướng Liễu Thăng.
D. Tướng Mộc Thạnh.
Câu 12: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Đông Quan.
D. Đông Triều.
Câu 13: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa.
B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam.
D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình.
Câu 14: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.
B. Giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa.
C. Cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai.
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 15: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca:
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo.
B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo.
C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo.
D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:
Bảng: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Giai đoạn | Những sự kiện chính |
1418 – 1423 | - Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn. - Giữa năm 1423, nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh tạm hòa. |
1424 – 1426 | - Cuối năm 1424, nghĩa quân chuyển vào Nghệ An. - Đến cuối năm 1426, nghĩa quân đã làm chủ Thuận Hóa, rồi tấn công ra Bắc. |
1426 – 1427 | - Cuối năm 1426, nghĩa quân đánh tán trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động. - Cuối năm 1427, khoảng 15 vạn viện binh quân Minh cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang. - Sau trận Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh chấp nhận nghị hòa, rút về nước. |
A. Khởi nghĩa Lam Sơn khởi đầu từ Thanh Hóa, phát triển vào phía nam rồi tiến ra phía bắc.
B. Lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn ngày càng mở rộng, bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau.
C. Lực lượng vũ trang của nghĩa quân Lam Sơn đã áp đảo quân đội nhà Minh từ năm 1424.
D. Nghĩa quân Lam Sơn từng bước trở thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc quy mô lớn.
Câu 2: “Triều Lê sơ thành lập, có thể được coi như một bước ngoặt lịch sử, trong những điều kiện thuận lợi cho những yếu tố phong kiến phát triển. Thiết chế - ý thức hệ phong kiến mà nhà Minh áp đặt trong hai thập kỉ thuộc Minh đã để lại những hệ quả sâu sắc… Ở đây, một nhà nước chuyên chế toàn năng, can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, đã được xác lập. Đẳng cấp quan liêu được tuyển lựa qua khoa cử, đã trở thành lực lượng thống trị, ngày càng xa cách khối quần chúng bình dân làng xã. Trên danh nghĩa, Nho giáo được coi như một hệ tư tưởng phong kiến chính thống độc tôn. Thiết chế - hệ tư tưởng phong kiến đến giai đoạn này, đã được hoàn chỉnh”.
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
NXB Giáo dục, 2007, tr.129)
A. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu của văn minh Đại Việt dưới thời kì Lê sơ trên một số lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.
B. Thiết chế chính trị của vương triều Lê sơ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà Minh (Trung Quốc).
C. Dưới thời kì Lê sơ, Nho giáo đã chính thức được nâng lên địa vị độc tôn.
D. Tính quan liêu, chuyên chế là một đặc điểm nổi bật của bộ máy nhà nước dưới thời kì vương triều Lê sơ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................