Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Tầng hai

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5 Đọc 3: Tầng hai sách ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

TẦNG HAI

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả: Phong Điệp sinh ngày 6/6/1976.
  2. Cuộc đời

- Sinh ra tại huyện Giao Thủy, Nam Định.

- Vừa là nhà báo, vừa nghiên cứu văn học, vừa là nhà văn

=> Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người

  1. Sự nghiệp

- Có dấu ấn đậm nét trong cộng đồng văn học với những tác phẩm sâu sắc, tâm hồn lương thiện và giàu lòng nhân ái.

- Tập trung vào việc phân tích con người và xã hội, tạo ra những hình ảnh sống động về cuộc sống và con người.

- Chị cũng đặt nặng tình cảm, tâm hồn con người và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của mình với tâm niệm: "Viết để sống, để yêu và để trân trọng cuộc đời này"

- Tác phẩm tiêu biểu: “Khi ta hai mươi” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1996); “Ma mèo” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1997); “Người  phía bên kia đường” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2000); “Phòng trọ” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thanh niên 2001),…

  1. Tác phẩm

Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần” (2008)

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Được viết khoảng những năm 2000.

+ Dựa trên trải nghiệm của chính tác giả Phong Điệp – câu chuyện khi tác giả còn trẻ, đi ở trọ trong gia đình một người phụ nữ nhân hậu

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1: Từ đầu… “giấc ngủ đã kéo đến lúc nào không hay”

=> Cuộc sống của Phan và những quan sát đầu tiên về cuộc sống của gia đình hàng xóm

+ Phần 2: Tiếp… “do sự nghèo mang lại”

=> Niềm vui nhỏ và nỗi lo lắng của Phan về cuộc sống

+ Phần 3: Tiếp… “phải mở mày mở mặt tại đây”

=> Câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ và mong muốn của Phan.

+ Phần 4: Tiếp… “giản dị hơn những gì cô tâm niệm”

=> Chị vợ hàng xóm chuyển dạ và phát hiện về hạnh phúc của Phan

+ Phần 5: Còn lại

=> Suy nghĩ về người thân và tâm trạng của Phan

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Đề tài và nhan đề

- Đề tài: Viết về một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp

- Nhan đề “Tầng Hai”:

+ Là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích.

+ “Tầng hai”: Diễn tả vị trí và không gian diễn ra những sự kiện của truyện – câu chuyện gia đình bà hàng xóm và vợ chồng cậu con trai.

=> Gợi ra chủ đề của truyện và sự tò mò với người đọc.

  1. Cốt truyện

- Cốt truyện: nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc.

- Ý nghĩa của tình cốt truyện:

+ Xây dựng nên cốt truyện truyện độc đáo, nhẹ nhàng lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai.

+ Thúc đẩy câu chuyện phát triển

+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của Phan: nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.

  1. Không gian và thời gian
  2. Thời gian

- Buổi tối: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya

- Buổi sáng: ngày nghỉ

=> Thời gian của truyện được ghi lại theo quan sát của nhân vật Phan – một cô nhân viên kho cho một nhà máy ở thành phố lớn.

=> Thời gian cho thấy sự bận rộn và vòng xoáy công việc của Phan, cũng như của những người trẻ đang hàng ngày bon chen chốn thành thị.

  1. Không gian

- Căn trọ Phan: một căn phòng 14 mét vuông có cửa riêng, cách biệt, cùng một nhà bếp chừng tám mét vuông  kề với cầu thang ở tầng một.

- Phan đi suốt ngày và chỉ trở về cái hộp chật hẹp của mình sau khi đã vô tuyến đã chuyển sang chương trình bản tin thời sự cuối ngày, se sẽ tắt máy rồi mới dắt xe vào nhà, xòe tay đỡ cho dòng nước khởi tạo những âm thanh quá chói gắt.

=> Căn trọ chật hẹp là chốn bình yên của Phan giữa thành phố xô bồ này.

=> Đồng thời nó cũng là nơi giam cầm tuổi trẻ, thanh xuân của cô gái nhỏ - vừa ra trường vẫn còn mơ mộng với cuộc sống.

  1. Nhân vật

Nhân vật

Đặc điểm

Nhận xét

Phan

- Một cô gái từ quê lên thành phố làm việc với ước mơ làm giàu.

- Cuộc cuộc sống bận rộn chỉ xoay quanh công việc: sáng đi sớm, tối về muộn.

-Cuộc sống thường thấy của một cô gái trẻ tuổi chốn thành thị.

- Cuộc sống mệt mỏi nhưng đầy khao khát.

- Rất chân thực nhưng cũng rất cô đơn.

Bà mẹ

- Ngoài sáu mươi tuổi, chồng vừa mất, sống cùng vợ chồng anh con trai.

- Vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp.

- Một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình.

Hiện thân cho những người phụ nữ xưa: tảo tần, vun vén cho gia đình, hết lòng yêu thương con.

Anh con trai

- Làm ở xưởng in.

- Trẻ tuổi, mới lấy vợ, đang chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.

- Ham chơi, thường bỏ bê vợ nhưng cũng yêu thương, chiều chuộng cô vợ nhỏ

Điển hình cho những người đàn ông trẻ tuổi chốn thị thành vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Dù có áp lực song vẫn rất hồn nhiên.

Chị con dâu

- Công nhân của một xí nghiệp đóng giày.

- Đang mang thai và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng

- Như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất quan tâm mẹ của mình.

- Công việc đơn giản, lương thiện.

- Chị yêu thương chồng, mẹ chồng và chăm lo cho gia đình nhỏ.

  1. Tình huống đối lập

- Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

- Khác hẳn cuộc sống máy móc và tẻ nhạt và một màu của Phan. Chính vì điều đó đã tạo nên một thói quen khiến Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên.

=> Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai.

III. TỔNG KẾT

  1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện bình dị, gần gũi

- Xây dựng tình huống truyện đối lập.

  1. Nội dung

- Khắc họa cuộc sống đối lập của  Phan và gia đình trên tầng hai.

- Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta.

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Tầng hai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay