Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 1: Đây mùa thu tới

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6 Đọc 1: Đây mùa thu tới  sách ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

ĐÂY MÙA THU TỚI

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả: Xuân Diệu (1916 – 1985)
  2. Cuộc đời

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu. Quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ huyện Tuy Phước (Bình Định).

- Năm 1927, ông đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937 ông ra Huế học một năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông làm viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang).

  1. Con người

- Lãng mạn và tình cảm.

- Sâu sắc và tinh tế.

- Thể hiện lòng nhân văn và tình cảm đối với con người qua những bài thơ của mình.

- Xuân Diệu cũng thường đưa vào thơ những hình ảnh, tượng trưng phản ánh xã hội và cuộc sống thường ngày

=>Tóm lại, con người của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện qua những tác phẩm thơ lãng mạn, tinh tế, nhân văn và phản ánh đời sống xã hội, tạo nên một tầng lớp nghệ thuật đa dạng và giàu cảm xúc.

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau và đều để lại rất nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc.

+ Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo ra sự khác biệt, cách dùng ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn người đọc.

+ Sau cách mạng tháng 8, Xuân Diệu có hướng đi mới trong phong cách viết thơ của mình đó là ông hướng vào đời sống thực tế, nó mang đậm tính thời sự.

  1. Tác phẩm

- Xuất xứ: “Đây mùa thu tới” được in trong tập thơ “Thơ” xuất bản năm 1938, là một trong những bài thơ mang đậm hồn thơ và phong cách sáng tác của Xuân Diệu.

- Hoàn cảnh sáng tác:

“Đây mùa thu tới” được bắt nguồn từ cảm hứng rất Xuân Diệu, đó là cảm quan về thời gian. Bài thơ được sáng tác khi Xuân Diệu nhìn hàng liễu bên hồ gần nhà, ông đã từng thốt lên điều này khi nhìn hàng liễu rủ bên hồ mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ, đồng thời, nó như những giọt nước mắt chảy dài mang vẻ đẹp mơ màng, buồn man mác nhưng cũng không kém phần lãng mạn.

- Bố cục:

Bố cục bài thơ "Đây mùa thu tới" được chia thành 4 phần, mỗi khổ một phần:

+ Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.

+ Phần 2: Khổ thơ thứ hai:  Khu vườn mùa thu.

+ Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.

+ Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Nhan đề, đề tài
  2. Nhan đề “Đây mùa thu tới”

Nhan đề không chỉ gợi lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.

  1. Đề tài

- Mùa thu trong thơ ca:

Mùa thu là người bạn muôn đời của thi ca. Cái rét buốt tê tái của mùa đông qua đi để nàng xuân đến với bao nhiêu niềm vui và sự sống, có lẽ gây ấn tượng mạnh hơn trong lòng người, nhưng lại không gợi thi từ nhiều như mùa thu, phải chăng vì thu dịu dàng, thu buồn hơn.

- Mùa thu trong “Đây mùa thu tới”

+ Xuân Diệu lại mang đến bức tranh thu sinh động, ấn tượng đồng thời tác giả bày tỏ cảm xúc u sầu, trầm tư khi mùa thu đến.

+ Bài thơ chính là khung cảnh đất trời với "hơi thở" man mác buồn cùng với đó là nỗi bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về

  1. Bức tranh mùa thu
  2. Hình ảnh mùa thu

- Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như:

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng

  1. Thời gian, không gian mùa thu

- Thời gian: mùa thu -> tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới

-> qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời.

- Không gian: tác giả mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

  1. Con người trong mùa thu

- Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ.

- Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Bài thơ không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.

  1. Nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thể thơ 7 chữ

- Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn.

- Bài thơ sử dụng nhiều từ láy như ngẩn ngơ, mong manh, rung rinh, run rẫy, đìu hiu,…

- Tác giả sử dụng điệp cấu trúc “mùa thu tới” để nói lên sự hồ hởi, chào đón “nàng thu” của mình.

- Xuân Diệu liên tiếp sử dụng những từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ.

- Sử dụng phép tu từ nhân hóa, Xuân Diệu đã khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Đây mùa thu tới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay