Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI 

NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU

I. Định hướng

- Khái niệm

Tranh luận còn gọi là tranh biện là một hoạt động trao đổi khá phổ biến xảy ra khi có sự bất đồng, trái ngược nhau về quen điểm, ý kiến giữa hai hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Tranh luận nhằm mục đích phân định đúng sai, làm rõ chân lí, đưa ra những giải pháp khả thi hay những quyết định phù hợp. 

+ Trong tranh luận, mỗi cá nhân hoặc nhóm cần đưa ra được những ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương.

Tiến trình một cuộc tranh luận sẽ diễn ra như sau: BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU

- Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau cần lưu ý:

+ Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận, thu thập thông tin về vấn đề đó.

+ Nêu ra được quan điểm, ý kiến của bản thân; xác định được quan điểm, ý kiến đối lập với mình.

+ Tìm được những lí lẽ, bằng chứng (nhất là những tri thức khoa học), các phương tiện hỗ trợ để bảo vệ quan điểm của bản thân, đồng thời bác bỏ quan điểm đối lập.

+ Dự kiến những câu hỏi, nội dung bác bỏ/ phản biện của người nghe để chuẩn bị các phương án trả lời.

+ Xác định và nắm vững các nguyên tắc tranh luận: nêu đầy đủ và rõ ràng vấn đề cần tranh luận, tôn trọng người tham gia tranh luận, bác bỏ quan điểm của đối phương một cách có cơ sở, không bảo thủ, có thái độ khách quan, thiện chí khi tranh luận.....

Bên cạnh đó để đảm bảo cho cuộc tranh luận diễn ra khách quan, cần có người điều hành để nêu vấn đề, dẫn dặt và kết luận. Ngôn ngữ và thái độ tranh luận phải phù hợp, có văn hóa.

II. Thực hành

a.  Chuẩn bị

+ Đọc và tìm hiểu kĩ vấn đề em sẽ tranh luận: đồng tình với ý kiến “tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay”.

- Xem lại phần đọc hiểu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và tính thời sự của một tác phẩm văn học.

- Suy nghĩ về các lí lẽ, bằng chứng sẽ nêu lên (lí lẽ bảo vệ ý kiến em đồng tình và lí lẽ phản bác lại ý kiến trái ngược).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài tranh luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là ý nghĩa lịch sử và tính thời sự của một tác phẩm văn học?

+ Vì sao em không tán thành ý kiến cho rằng tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử với thời Nguyễn Đình Chiểu?

+ Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống hiện nay như thế nào?

+ Cần có cách nhìn nhận đúng về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng cũng như các tác phẩm văn học trung đại nói chung như thế nào?

- Lập dàn ý cho bài tranh luận bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở đầu: khẳng định đồng tình với ý kiến: tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ có giá trị lịch sử mà còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay.

+ Nội dung chính: 

* Nếu những lí lẽ dể bảo vệ và làm rõ ý kiến: Bài văn tế không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay.

* Nêu lí lẽ phản bác lại ý kiến cho rằng bài văn tế chỉ có ý nghĩa lịch sử.

+ Kết bài: Khẳng định việc cần nhìn nhận đúng về các tác phẩm văn học trung đại nói chung và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng.

c. Nói và nghe

+ Người chủ trì nêu vấn đề cần tranh luận.

+ Một số bạn nêu ý kiến cá nhân.

+ Các bạn khác trao đổi lại: đặt câu hỏi, nêu ý kiến phản bác hoặc đề xuất ý kiến của cá nhân mình.

+ Người chủ trì nêu ý kiến tổng hợp chung.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

+ Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài trước.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay