Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 8: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT

I. Lý thuyết

1. Thế nào là giữ gìn và phát triển Tiếng Việt?

- Khái niệm: Ngôn ngữ được hình thành do quy ước. Quy ước trong ngôn ngữ dần dần trở thành những quy định nghiêm ngăt được coi là chuẩn ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp... Tuân thủ những quy định ấy trong khi nói và viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, việc vi phạm những quy định ấy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, làm tổn hại sự chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện qua việc sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh, chẳng hạn không dùng cách nói thân mật, suồng sã trong ngữ cảnh đòi hỏi cách nói lịch sự trang trọng.

- Những quy định tạo nên chuẩn ngôn ngữ không phải bất biến. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không có nghĩa là chỉ giữ gìn những gì đã có mà còn cần sự sáng tạo, bổ sung những yếu tố mới, cách nói mới miễn là cái mới phù hợp với quy định chung, nhằm giúp tiếng Việt có khả năng biểu đạt càng ngày càng phong phú. Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực từ vựng. Co những cách thức cơ bản, phổ biến sau để phát triển vốn từ của Tiếng Việt:

+ Cấu tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố sẵn có.

+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác.

+ ngoài ra còn thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có cũng là phương thức phát triển khả năng biểu đạt của vốn từ.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 74-75)

a)

- Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì “nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.”

- Nội dung nhiệm vụ: Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau. Cụ thể ba khâu cần phải làm:

+ Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta.

+ Giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...)

+ Có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.

b)

- Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoá và quốc tế hoá”.

- Ý nghĩa phát triển tiếng Việt: Để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.

Bài tập 2 (SGK trang 75)

- Biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực:

+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, biến âm, biến nghĩa tràn lan trên mạng xã hội, được giới trẻ ưa dùng, tạo nên một thứ tiếng Việt không chuẩn mực.

VD: “tình yêu” thành “tềnh iu”, “buồn ngủ” thành “bùn ngủ”, “biết rồi” thành “bít òy”, “không” thành “hông”,…

+ Lạm dụng tiếng nước ngoài, nhiều nhất vẫn là tiếng Anh. Đặc biệt, đối với giới trẻ thường xuyên lai căng ngôn ngữ trong cả lúc nói và lúc viết, dù cho tiếng Việt vốn có sẵn nghĩa.

VD: đồng ý - ok, dễ thương – cute, người hâm mộ - fan, tạm biệt – bye bye,…

Bài tập 3 (SGK trang 75)

Viết về tiếng Việt, đã có biết bao nhà thơ, nhà văn cảm nhận về giá trị và vẻ đẹp của nó, Lưu Quang Vũ cũng vậy, với bài thơ “Tiếng Việt” ông đã đưa ta trở về với nguồn gốc của tiếng Việt, qua đó thể hiện lên sự giàu đẹp của nó. Với những vần thơ giàu sức gợi, cho người đọc thấy được đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt - nơi thai nghén, hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc. Những câu thơ như Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh./Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy, đã thể hiện một hệ thống phong phú các thanh điệu với những âm độ, âm vực, qua đó tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, hào hùng, mạnh mẽ, sâu lắng, thiết tha…Những sắc thái trong tiếng Việt chính là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại; ân nghĩa, thủy chung; kiên cường, bất khuất.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay